Theo quan điểm của sử gia nổi tiếng Andreas Virching, điều này sẽ không thể không để lại hậu quả.
''Có vô số bằng chứng cho thấy năm 2020 sẽ đi vào lịch sử như là khoảng giao thời của các kỷ nguyên. Mặc dù hiện tại chúng ta còn chưa biết điều này một cách chắc chắn rõ ràng, nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy, đặc biệt là khi nói về toàn cầu hóa'', - nhà lãnh đạo Viện Lịch sử Đương đại Munich-Berlin nhận định.
Chuyên gia Wirsching cũng kiêm chức là Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Đương đại tại ĐHTH Munich nêu quan điểm cho rằng kỷ nguyên quốc tế hóa và toàn cầu hóa kéo dài 50 năm qua giờ đây sẽ có những thay đổi đáng kể, nếu không muốn nói là kết thúc.
Tính di động quốc tế hầu như bằng 0
''Tính di động quốc tế - một dấu hiệu quan trọng của chủ nghĩa toàn cầu - đã gần như biến mất đến mức 0 trong nửa năm nay, điều này đơn giản là đáng kinh ngạc. Đặc điểm phân công quốc tế của tiến trình làm việc, vốn đã thúc đẩy toàn cầu hóa mạnh mẽ, bây giờ phải chịu bài kiểm tra độ bền. Đại dịch bộc lộ rõ sự phụ thuộc của châu Âu và phương Tây vào các mặt hàng do châu Á sản xuất như khẩu trang hay thuốc men. Điều đó cũng không thể không có hậu quả'', - ông Wirching nhấn mạnh.
Theo lời nhà sử học Đức, chính quyền quốc gia và các cơ cấu ban ngành cấp dưới của mỗi nước hoá ra là những cầu thủ duy nhất trong lĩnh vực chính trị và hành chính, có khả năng hành động trong bối cảnh khủng hoảng coronavirus và đưa ra quyết định cho đến tận lệnh đóng cửa biên giới.
Ngược lại, các tổ chức và hiệp hội quốc tế như WHO hoặc EU tỏ ra không đủ khả năng thực hiện biện pháp hiệu quả, - Die Welt lưu ý. Kỷ nguyên toàn cầu hóa với sự xóa bỏ biên giới ngày càng rộng và lưu thông di chuyển tự do ngày càng tăng của tài chính, hàng hóa và bản thân con người, nay đã chậm lại đáng kể.
Thách thức lớn nhất
Sử gia Virching cho rằng tâm lý xã hội của công chúng hiện đang quá lạc quan và không tương ứng với thực trạng sự việc. Tác động vào kinh tế do đại dịch sẽ rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, chuyên gia không tin rằng đại dịch sẽ thay đổi nhân loại đến tận gốc rễ.
Theo quan điểm của ông, đại dịch thực ra có thể trở thành kiểu chất xúc tác cho những xu hướng hiện hữu.
''Điều này có thể nghĩa là những phát triển tích cực, ví dụ như bảo vệ khí hậu, đổi mới ứng nghiệm công nghệ hoặc có cách hành xử khác với du lịch đại chúng'', - sử gia Đức nêu giả thiết.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng do đại dịch cũng có thể kích động gây bất bình đẳng xã hội và chủ nghĩa dân tộc, - tờ Die Welt cảnh báo.
Nguồn: vn.sputniknews.com
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC