Vào ban ngày, có hàng ngàn vấn đề cần giải quyết nhanh gọn. Đầu óc chúng ta bị độc chiếm bởi những thứ có thể gọi là những “câu hỏi hạ đẳng”. Làm thế nào để đến công ty đúng giờ? Nói gì để anh ta phải cứng họng nhỉ? Chỉ khi màn đêm buông xuống, cơn mất ngủ giằng xé, ta mới bắt đầu có thời gian để hỏi những câu hỏi “cao thượng” và suy tư về cuộc đời.
Màn đêm đã buông xuống từ lâu nhưng giấc ngủ vẫn chưa đến. Bạn lăn qua lộn lại hy vọng tư thế khác sẽ làm tâm trí yên lặng hơn. Nhưng biết đâu nằm nghiêng qua phía bên kia sẽ tốt hơn. Cơn hoảng loạn lại ập đến, mất ngủ thật là một thảm họa.
Nền văn hóa của chúng ta có những cái nhìn cực kì bi quan về căn bệnh mất ngủ với những lí do rất dễ hiểu. Nó là một lời nguyền, và lời nguyền này phải được hóa giải bằng nghệ thuật hay khoa học, bằng thuốc ngủ, trà hoa cúc hay bằng cách đếm cừu trong tưởng tượng.
Mất ngủ suốt nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần hẳn không khác gì sống trong địa ngục. Nhưng nếu chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn, căn bệnh này không cần thiết phải chữa trị.
Sống về đêm, kèm theo cơn mất ngủ đúng lúc là một tài sản quý báu, một phương thuốc cho tâm hồn, một thời điểm thích hợp nhất trong ngày để thực sự suy tư.
Có những thứ thiết yếu cho cuộc sống ta chỉ có thể “trải nghiệm” trong vài giờ đồng hồ vào lúc nửa đêm. Ai trong chúng ta đều phải tìm lại tài sản quý báu chính là cơn thèm ngủ này.
Bệnh mất ngủ cho bạn cơ hội lý tưởng để suy nghĩ. Những suy nghĩ mang tính đột phá vào ban ngày mới dễ quên làm sao. Với lượng ý tưởng được sinh ra vào ban đêm, phòng ngủ đáng được gọi là phòng làm việc hơn là văn phòng.
Bệnh mất ngủ là sự trả thù của những suy nghĩ quan trọng mà chúng ta đã bỏ qua vào ban ngày vì chúng ta không có thời gian để ý đến chúng.
Vào ban ngày, có hàng ngàn vấn đề cần giải quyết nhanh gọn. Đầu óc chúng ta bị độc chiếm bởi những thứ có thể gọi là những “câu hỏi hạ đẳng”. Cách nào để đến được trung tâm thành phố nhanh nhất nhỉ? Làm sao để lấy được số của nhà hàng để đặt bàn trước cho thứ ba đây ta? Nói gì để anh ta phải cứng họng nhỉ?
Trong phần mở đầu của tác phẩm “Ethics” (phẩm chất đạo đức), triết gia Aristotle đã chỉ ra rằng đa số những gì chúng ta làm đều có một mục đích phục vụ thứ gì đó khác.
Một người làm ra dây cương để có thể điều khiển con ngựa. Nhờ vậy kị binh sẽ hiệu quả hơn, vị tướng có thể thắng trận. Vì vậy mà, những hành động có vẻ “hạ đẳng” như làm ra dây cương có thể được coi là một hành động cống hiến, nhìn xa hơn nữa đó quả là một việc làm “cao thượng” – giúp giữ oan toàn cho quốc gia, xã tắc.
Theo Aristotle, triết học nên chú trọng vào những câu hỏi “cao thượng” hơn là chỉ nói về bề nổi như LÀM SAO ĐỂ LÀM VIỆC GÌ ĐÓ, mà phải hỏi TẠI SAO VIỆC ĐÓ LẠI ĐÁNG LÀM NHƯ VẬY.
8h 42 sáng không phải là khoảng thời gian thích hợp để đặt ra câu hỏi lớn… Tại sao?
Trong cuộc chạy đua thường nhật, ta không có thời gian để hỏi những câu hỏi “cao thượng”: Tôi có đang phí thời gian với những cuộc gặp gỡ xã giao giả tạo không? Tại sao tôi lại phải đọc báo? Tại sao tôi lại cảm thấy khó chịu với người tôi yêu thương?
Nhưng vào ban đêm, những câu hỏi quan trọng bắt đầu trỗi dậy. Trong đêm tối tĩnh mịch, người ta có thể chiêm nghiệm về ý nghĩa của công việc, những lợi ích đằng sau tình bạn, cơ chế hoạt động của tình yêu.
Những chủ đề này không còn mang tính hàn lâm nữa. Chúng ta trở thành những triết gia khi chúng ta tìm về cội nguồn của những vấn đề trong cuộc sống.
Thứ thường làm chúng ta thao thức nhiều nhất chính là tham vọng. Tôi đang cố làm gì vậy? Mục tiêu cuộc đời của tôi ở đâu? Chúng ta tìm ra và bị tra tấn bởi những cơ hội của chúng ta: Làm sao để kiếm nhiều tiền hơn? Làm sao để làm việc hiệu quả hơn? Làm sao để tạo ra sự khác biệt…
Những câu hỏi này thật đáng sợ bởi vì lúc đầu dường như chẳng có kế hoạch hành động nào cả, chỉ là một tham vọng đang chờ được thực hiện bằng việc nghi kị và lừa gạt người khác. Nghĩ hoài nghĩ mãi nhưng cảm giác ta vẫn là một kẻ kém cõi thật khó chịu.
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC