Thung lũng nhỏ ở Châu Âu: Nơi người dân không được phép chết và không được thất nghiệp

Thung lũng nhỏ ở Châu Âu: Nơi người dân không được phép chết và không được thất nghiệp

Không chỉ nổi tiếng là thị trấn gần Bắc cực nhất trên thế giới, nơi này còn khiến rất nhiều người tò mò bởi quy định người dân không được phép chết và không được thất nghiệp.

132 1 Thung Lung Nho O Chau Au Noi Nguoi Dan Khong Duoc Phep Chet Va Khong Duoc That Nghiep

Cảnh đẹp hùng vĩ tại Longyearbyen.

Thị trấn Longyearbyen thuộc quần đảo Svalbard là trung tâm định cư lớn nhất và là trung tâm hành chính của thành phố Svalbard, Na Uy. Thị trấn này cách Bắc cực khoảng 1.300 km, nhiệt độ trung bình hàng năm -7 độ C, có những thời điểm trong năm, nhiệt độ xuống còn -40 đến -50 độ C.

Không chỉ nổi tiếng bởi là thị trấn gần Bắc cực nhất thế giới hay khung cảnh hùng vĩ của núi non phủ tuyết trắng, thị trấn Longyearbyen còn gây ngạc nhiên cho nhiều người bởi quy định không cho phép người ch.ế.t tại đây.

132 2 Thung Lung Nho O Chau Au Noi Nguoi Dan Khong Duoc Phep Chet Va Khong Duoc That Nghiep

Thị trấn Longyearbyen một ngày nắng hiếm hoi trong năm.

Thị trấn không có người chết

Theo thống kê tới năm 2015, thị trấn Longyearbyen có khoảng hơn 2.000 cư dân. Tuy nhiên đây lại là nơi duy nhất trên thế giới ban hành quy định cái ch.ế.t là bất hợp pháp. Điều này có nghĩa là con người không được phép ch.ế.t tại đây.

Trừ những cái ch.ế.t do đột tử thì người cao tuổi, người bị bệnh nặng đều phải rời thị trấn Longyearbyen đến các bệnh viện khác ở Na Uy để chữa bệnh và dưỡng già. Ngay cả phụ nữ mang thai cũng phải rời khỏi nơi đây ít nhất một tháng trước khi sinh con. Suốt một thời gian dài cho đến nay, nghĩa trang tại thị trấn Longyearbyen không có thêm người chôn cất.

132 3 Thung Lung Nho O Chau Au Noi Nguoi Dan Khong Duoc Phep Chet Va Khong Duoc That Nghiep

Nghĩa trang tại Longyearbyen đã lâu không có người chôn cất.Nguyên nhân là do thị trấn Longyearbyen nằm rất gần Bắc cực, khí hậu quá khắc nghiệt, đất đai hầu như luôn bị đóng băng. Nếu chôn thi thể người đã mất dưới đất sẽ không thể phân hủy được. Những thi thể này có thể trở thành mầm bệnh, gây hại cho những người còn sống. Điều này đã từng xảy ra.

Vào năm 1918, thị trấn Longyearbyen từng đối mặt với đại dịch cúm virut. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh, virut sẽ không biến mất theo những thi thể được chôn cất vì quá lạnh. Từ đó, nó sẽ lây lan sang những người còn sống và gây hại tới sức khỏe.

132 4 Thung Lung Nho O Chau Au Noi Nguoi Dan Khong Duoc Phep Chet Va Khong Duoc That Nghiep

132 5 Thung Lung Nho O Chau Au Noi Nguoi Dan Khong Duoc Phep Chet Va Khong Duoc That Nghiep

Những ngôi nhà màu sắc đặc trưng ở Longyearbyen.

Thị trấn không có người thất nghiệp

Thị trấn Longyearbyen là một trong những nơi có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới bởi những người không có công ăn việc làm thì sẽ không được phép cư trú. Lý do là bởi điều kiện nơi đây quá khắc nghiệt nên mỗi người cần tự lo được cho bản thân thì mới có thể tồn tại được.

Ngoài ra, thị trấn Longyearbyen còn có một số quy định kỳ lạ khác như cấm mèo. Mèo bị cấm nuôi để bảo vệ gia cầm, chim chóc bởi những con vật này rất khó nuôi tại đây. Trước khi bước vào nhà ở Longyearbyen, bạn phải cởi giày dép ra để khỏi mang bụi đất vào nhà vì đây là đất mỏ.

132 6 Thung Lung Nho O Chau Au Noi Nguoi Dan Khong Duoc Phep Chet Va Khong Duoc That Nghiep

Người dân tại Longyearbyen cũng bị chính quyền ấn định khẩu phần rượu được mua mỗi tháng. Nguyên nhân do giá thức uống có cồn tại đây cực kỳ rẻ, nếu mua tràn lan sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Mặc dù áp đặt nhiều quy định lạ lùng nhưng thị trấn Longyearbyen vẫn thu hút khá nhiều khách du lịch mỗi năm. Các vị khách thường tới đây để ngắm sông băng, chèo thuyền kayak, trượt xe tuyết hay ngồi xe kéo của chó để ngắm cảnh.

Khánh Hằng/ Khám phá


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan