4 thủ phạm hàng năm vẫn âm thầm gây độc cho phổi trong những ngày Tết

Tết đã đến gần và việc mua sắm cũng đang rộn ràng. Nhà nhà chuẩn bị pháo hoa, nhang, dầu đèn và cả vàng mã đốt cúng tổ tiên ngày Tết. Tuy nhiên đây lại là những thứ mà các chuyên gia y tế kêu gọi mọi người không nên lạm dụng kẻo mang họa cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu xem tại sao.

4 thủ phạm hàng năm vẫn âm thầm gây độc cho phổi trong những ngày Tết - 0

1. Nhang, xưa và nay đã khác

Theo một số nguồn tài liệu, nhang có nguồn gốc từ bán đảo Ả-Rập, được các lái buôn người Hy Lạp chuyên chở sang bán tại các nước châu Á, khoảng từ thế kỷ thứ 11. Đến bây giờ văn hoá đốt nhang vào những ngày mồng một hôm rằm và những ngày lễ tết đã trở thành một nét đẹp truyền thống.

4 thủ phạm hàng năm vẫn âm thầm gây độc cho phổi trong những ngày Tết - 1

Ảnh: Mytour

Trước đây nhang thường được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên như trầm, hay quế mang lại hương thơm dịu nhẹ, thư giãn, thơm sâu lắng, thời gian cháy lâu.

Tuy nhiên ngày nay nhiều người chạy theo lợi nhuận mà làm giả hàng hoá, tẩm các loại hóa chất và các mùi nhang nhân tạo vào thẻ nhang làm cho nhang cháy nhanh hơn, có mùi hương sực nức, gây căng thẳng, mệt mỏi và khói thường cay mắt.

PGS.TS Trần Hữu Hoan, Viện Hóa học Công nghiệp cho biết, về nguyên lý khoa học, mùi thơm được tạo thành bởi những vòng benzen, vòng thơm này khi phát tán có khả năng bẻ gẫy cấu trúc tế bào (nguyên nhân gây ung thư). Khi đốt cháy, chất độc còn tác động lên bề mặt của đường hô hấp, dẫn đến viêm hô hấp mạn tính.

Tết cũng là thời điểm đốt nhiều nhang nhất, thắp nhang ở chùa, ở đến, ở nhà… khói nghi ngút khắp nơi, bạn cần hết sức chú ý.

Lưu ý:

  • Nên chọn mua nhang có màu vàng sậm tự nhiên, bởi đây là màu của bột thảo mộc. Không chọn loại nhang có màu vàng óng vì đó thường là nhang nhuộm hóa chất tạo màu.
  • Khi thắp nhang, bạn phải luôn mở cửa thoáng để khói không bị tụ lại một chỗ.
  • Những người có tiền sử bệnh về đường hô hấp càng phải tránh hít, ngửi nhiều khói nhang.
  • Không nên thiết kế nơi đốt nhang gần chỗ có người ngủ, nghỉ.
  • Trong những dịp đặc biệt, chỉ nên thắp 1-3 cây nhang/ngày.
  • Không nên cắm chân nhang vào đồ ăn để cúng. Vì chân nhang được tẩm hóa chất sẽ dẫn truyền vào thức ăn, dễ gây ngộ độc

2. Pháo hoa

4 thủ phạm hàng năm vẫn âm thầm gây độc cho phổi trong những ngày Tết - 2

Ảnh: daknong.vn.edu

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nhằm tạo ra các tia sáng màu sắc, trong quá trình sản xuất, pháo hoa được cho thêm một số chất hóa học gây độc hại cho con người như bari (tạo tia sáng đỏ), percholorate…

Bari là một chất hoá học có thể gây nên chứng thắt khí quản và một số chứng bệnh liên quan đến hô hấp. Với những người bị bệnh hen suyễn, nó khiến cho bệnh trầm trọng hơn gấp nhiều lần.

Ngoài bari, percholorate cũng là một chất gây hại có trong pháo hoa. Nó có thể gây suy giảm chức năng tuyến giáp, làm nguồn nước nhiễm độc, từ đó dẫn đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác.

Để giảm thiểu các tác hại do chất hóa học trong pháo hoa gây nên, các bạn nên hạn chế đứng gần khu vực bắn pháo. Đặc biệt, bạn cần tránh hít thở sâu khi đứng trong khu vực bắn pháo hoa.

3. Nến thơm

4 thủ phạm hàng năm vẫn âm thầm gây độc cho phổi trong những ngày Tết - 3

Ảnh: Rongbay.com

Paraffin có trong nến thơm chứa ít nhất 20 chất độc có thể gây ung thư, kích ứng phổi và làm tổn tnhang đến các bộ phận cơ thể bao gồm cả não.

Theo một nghiên cứu mới đây của Mỹ cho thấy mùi thơm nhè nhẹ tỏa ra từ nến lại vô cùng độc hại cho sức khỏe con người. Nến thường không có khói như thuốc lá, nhưng chất khí từ ngọn nến tỏa ra độc hại không kém gì những điếu thuốc lá. Đây là nguyên nhân gây ra các loại bệnh như ung thư, hen suyễn, mẩn ngứa, tạo nếp nhăn và những căn bệnh ngoài da khác.

Nến cháy tạo ra những chất hữu cơ bay hơi độc hại do nhiệt độ ở ngọn nến không đủ cao để các parafin cháy hoàn toàn. Hóa chất nhân tạo làm nên mùi nến bay vào không khí gây kích thích phổi và các vấn đề về hô hấp.

4. Đốt vàng mã

Ngoài việc sử dụng các chất đốt như nhang nến hay pháo hoa, ngày tết chúng ta còn thường hay có tục lệ đốt vàng mã cho người đã khuất. Tuy nhiên với chất đốt tưởng chùng như vô hại này lại mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn và gây tổn thương đến đường hô hấp.

4 thủ phạm hàng năm vẫn âm thầm gây độc cho phổi trong những ngày Tết - 4

Ảnh: baomoi.com

Khi đốt vàng mã các khí CO và CO2 sinh ra dễ khiến chúng ta bị ngạt thở, co thắt khí quản đối với những người bị hen suyễn.

Cũng giống như đốt nhang, việc đốt vàng mã cũng sinh ra chất benzen (PV – C6H6), một chất độc hại có thể gây mê, gây chóng mặt nhẹ, đau đầu và kích động, ảnh hưởng đến hô hấp, co giật hoặc dẫn đến tử vong đối với những người hít phải quá nhiều.

Người bị nhiễm độc có hiện tượng bước chân không vững và tinh thần xáo trộn, có thể gây bệnh về mắt, da, hệ hô hấp, bệnh về máu, ảnh hưởng đối với hệ thần kinh trung ương, hơn nữa có thể gây ung thư…

Minh Nguyên

 


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan