Bé chết oan vì lỡ cắn vỡ cặp nhiệt độ. Cần xử lý thế nào khi nhiệt kế vỡ?

Bé chết oan vì lỡ cắn vỡ cặp nhiệt độ. Cần xử lý thế nào khi nhiệt kế vỡ?

Cặp nhiệt độ thuỷ ngân là dụng cụ rất thông dụng trong tủ y tế mỗi gia đình, nhất là với các bà mẹ đang chăm con nhỏ. Nhưng nếu không may bị vỡ mà xử lý không đúng cách sẽ mang đến hậu quả vô cùng đáng tiếc!

Vỡ cặp nhiệt độ thủy ngân, nguy hiểm khôn lường

Trong lúc cặp nhiệt độ cho con, người mẹ trẻ tên Trương (Trung Quốc) chủ quan không để ý, đứa trẻ lại hiếu động chẳng may cắn vỡ nhiệt kế. Biết rõ sự việc song chị chủ quan ép bé nôn và súc miệng bằng nước muối thay vì tới cơ sở y tế kiểm tra.

147 Content Be Chet Oan Vi Lo Can Vo Cap Nhiet Do Can Xu Ly The Nao Khi Nhiet Ke Vo Tapchihoaky Info 1

Một vài ngày sau, bé có hiện tượng đau bụng dữ dội, da xanh xao và nôn nhiều. Người mẹ lập tức cho bé tới bệnh viện nhưng sự việc đã quá muộn. Bé được chẩn đoán bị viêm miệng, co giật, nôn ói và viêm ruột dẫn tới ngộ độc cấp tính, suy hô hấp và tử vong.

Thủy ngân là một kim loại màu trắng bạc, kim loại duy nhất ở thể lỏng trong điều kiện bình thường, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng. Thủy ngân có trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, được hấp thu rất ít khi vào đường tiêu hóa nhưng chúng trở nên rất độc khi vào phổi nếu trẻ hít trực tiếp.

Khi trẻ hít phải thủy ngân sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương. Trường hợp thủy ngân ở lâu trong cơ thể sẽ dẫn tới tử vong. Nếu phụ nữ mang thai hít phải thủy ngân phát tán trong không khí, chúng có thể xuyên qua cuống nhau để lọt vào tử cung, gây hại cho cả thai nhi.

Chị Trương cho biết bản thân vô cùng hối hận vì thiếu thận trọng và chủ quan khiến con phải chịu đau đớn và ra đi mãi mãi. Chị chia sẻ câu chuyện nhằm cảnh tỉnh các bậc phụ huynh để tâm tới con nhỏ và đặc biệt lưu ý khi cặp nhiệt độ cho bé.

147 Content Be Chet Oan Vi Lo Can Vo Cap Nhiet Do Can Xu Ly The Nao Khi Nhiet Ke Vo Tapchihoaky Info 2
(Ảnh minh hoạ)

Tại Việt Nam cũng từng xảy ra những vụ trẻ ngộ độc thủy ngân khi sử dụng nhiệt kế tương tự. Như trường hợp của con chị Nguyễn Thị Thủy (Gia Lâm, Hà Nội). Chị đã gần như đứng tim khi không may để con nuốt phải thủy ngân có trong nhiệt kế.

Theo chị Thủy, trước đó con trai chị 4 tuổi bị sốt virus. Chị đã dùng nhiệt kế thủy ngân để cặp nhiệt độ cho con. Thấy con hợp tác, ngoan ngoãn khi cặp nhiệt độ, chị chủ quan đi làm việc khác. Chưa đầy 3 phút sau, em bé khóc lóc cầm chiếc nhiệt kế đã vỡ đưa cho chị. Nhân lúc mẹ không để ý, bé đã đưa nhiệt kế lên miệng và cắn vỡ.

Cách xử lý khi trẻ không may nuốt phải thủy ngân

Khi trẻ không may nuốt phải thủy ngân, bố mẹ không nên thực hiện các biện pháp như móc họng, bóp bụng gây nôn cho trẻ. Bởi việc móc họng sẽ khiến trẻ bị sặc, thủy ngân bị đẩy ngược lên, có nguy cơ chui vào phổi khiến trẻ tử vong.

Việc cần làm là đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế nơi gần nhất để được các y bác sĩ hướng dẫn. Bình tĩnh theo dõi phân của trẻ trong vài ngày để xác định, đánh giá lượng thủy ngân đã được bài tiết ra ngoài. Đồng thời cho trẻ ăn uống đầy đủ, đặc biệt uống nhiều nước để tránh táo bón, giúp sự bài tiết tốt hơn.

Cách xử lý nhanh khi trót làm vỡ cặp nhiệt độ thủy ngân

147 Content Be Chet Oan Vi Lo Can Vo Cap Nhiet Do Can Xu Ly The Nao Khi Nhiet Ke Vo Tapchihoaky Info 3

Thủy ngân là một loại hóa chất rất độc. Ngay cả khi 1 lượng rất nhỏ thủy ngân trong cặp nhiệt độ lọt ra ngoài không khí cũng có thể gây độc cho những người xung quanh, nhất là trẻ nhỏ.

Khi thủy ngân phát tán trong không khí, những bụi khí này có thể theo đường thở lọt vào phổi gây hại cho phổi. Để đảm bảo an toàn bạn nên làm tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Nhanh chóng đưa mọi người trong nhà, nhất là trẻ em sang phòng khác ngay. Đóng cửa phòng lại để tránh hít phải hơi bốc của thủy ngân. Mở cửa sổ, bật quạt điện để tăng cường lưu thông không khí trong phòng. Tắt điều hòa nhiệt độ hoặc lò sưởi để giảm thủy ngân bốc hơi.

Bước 2: Thu hết những hạt thủy ngân trên mặt đất bằng cách dùng que bông ướt hoặc tờ danh thiếp (card) hay giấy Pơluya thu gom thủy ngân lại và cho vào lọ thủy tinh có bịt kín. Động tác phải hết sức nhẹ nhàng nhằm tránh các hạt thủy ngân lại phân li, chia thành nhiều hạt nhỏ, không thể thu hồi được.

147 Content Be Chet Oan Vi Lo Can Vo Cap Nhiet Do Can Xu Ly The Nao Khi Nhiet Ke Vo Tapchihoaky Info 4

Có thể rắc một chút bột lưu huỳnh vì lưu huỳnh và thủy ngân kết hợp thành Mercury sulfide khó bốc hơi, tính chất ổn định sẽ giúp giảm được thủy ngân bốc hơi. Ở gia đình không có bột lưu huỳnh, có thể sử dụng lòng đỏ trứng gà sống, cũng đạt được hiệu quả như trên.

Bước 3: Sau khi thu hồi thủy ngân vào lọ thủy tinh, miệng lọ phải đậy nắp (nút) rồi quấn chặt, bịt kín bằng băng dính và ghi rõ nhãn ở bên ngoài rồi để vào thùng rác phân loại. Hết sức tránh đổ thủy ngân đã thu thập được xuống các cống rãnh thoát nước để tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Bước 4: Nếu quần áo bị dính thủy ngân, cần ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút, ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70-80 độ. Sau đó ngâm 20 phút trong nhiệt độ cao trong nước pha hóa chất và xả bằng nước lạnh.

Bước 5: Cuối cùng, phải mở hết cửa để thông gió trong phòng với bên ngoài trong nhiều giờ mới có thể vào phòng và sinh hoạt bình thường.

Hoàng Kỳ (T/h)


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan