Trĩ là bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Nó khiến cuộc sống của người bệnh trở thành chuỗi ngày dài ám ảnh, đau đớn và khổ sở. Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu, thành tĩnh mạch bị giãn ra, xung huyết. Những tĩnh mạch bị giãn như vậy ở trực tràng và hậu môn tạo thành búi trĩ và gây nên bệnh trĩ.
Theo nghiên cứu của Hội hậu môn, trực tràng Việt Nam, tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam là 35 – 50% trong đó tỷ lệ nữ mắc trĩ nhiều hơn nam (chiếm 61%).
Bệnh diễn biến âm thầm nên nhiều người chủ quan hoặc biết nhưng giấu bệnh. Chỉ đến khi biến chứng xảy ra như choáng, mất nhiều máu, nhiễm trùng do búi trĩ thòi ra không co lên được, người bệnh mới đến bệnh viện.
Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ:
Chảy máu khi đi ngoài
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, cho thấy việc chảy máu khi đại tiện là triệu chứng phổ biến nhất khi bệnh trĩ ghé thăm, chiếm 69%. Máu có màu đỏ tươi, xuất hiện trong lúc đi ngoài và ngưng khi ngừng đại tiện. Hiện tượng này ít gây khó chịu nên người bệnh biết nhưng thường bỏ qua.
Đau, sưng và ngứa hậu môn
Nhiều chuyên gia y tế cho biết, tình trạng đau và sưng vùng hậu môn chiếm 43% trong các triệu chứng của bệnh trĩ. Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Sa búi trĩ
Ban đầu búi trĩ sa xuống rồi có thể tự co lên được (trĩ độ 2), đến độ 3 trĩ sa xuống không tự co lên được mà phải dùng tay nhét vào mới được, khi đến độ 4 trĩ sa hoàn toàn không thể dùng tay nhét vào được nữa. Ở mức độ sa búi trĩ thì phương pháp điều trị duy nhất có thể áp dụng cho trường hợp này là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ để chấm dứt tình trạng trĩ
Bên cạnh các dấu hiệu điển hình, bệnh trĩ còn xuất hiện các dấu hiệu khác như ngứa hậu môn, dịch tiết vùng hậu môn… Tuy nhiên không phải người mắc bệnh trĩ nào cũng xuất hiện tất cả các dấu hiệu trên mà nó còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ của bệnh.
Nhiều người bệnh chỉ xuất hiện từ 1 – 2 triệu chứng như không bị chảy máu khi đại tiện mà chỉ thấy đau rát và sa búi trĩ, một số khác chỉ thấy dấu hiệu đau rát hoặc chỉ bị đại tiện ra máu hoặc chỉ thấy sa búi trĩ.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ
Ngồi lâu một chỗ
Có tới 73% những người thường xuyên ngồi lâu khi làm việc mắc phải bệnh trĩ. Điều này cũng mắc phải rất nhiều ở các bạn trẻ hiện nay, nhất là khi các bạn sử dụng máy tính, xem tivi, chơi điện tử…
Nguyên nhân là do việc ngồi lâu một chỗ sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Không những thế, nó cũng khiến cho bệnh trĩ mắc phải sẽ nặng hơn.
Chế độ ăn uống gây hại
Các món ăn có nhiều gia vị cay nóng, thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ hay những đồ uống có cồn như rượu, bia là các đồ ăn có thể gây nóng, làm tắc nghẽn xoang hậu môn, dẫn đến chảy máu khi đi ngoài, táo bón kinh niên và nhất là bệnh trĩ.
Đi vệ sinh chưa đúng cách
Thói quen đi tiêu (đại tiện) không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
Vừa đi vệ sinh vừa đọc báo, chơi điện tử… sẽ khiến bạn phân tâm, làm tăng gánh nặng hậu môn, rối loạn chức năng đường ruột, thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực hậu môn, về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ.
Mắc bệnh táo bón kinh niên
Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này. Táo bón kinh niên không được điều trị dứt điểm trong một thời gian dài sẽ khiến cho các cơ vùng hậu môn phải chịu áp lực rất lớn mỗi khi bạn đi ngoài.
Nó khiến cho áp lực trong ổ bụng, trực tràng và ống hậu môn tăng cao, khiến tĩnh mạch bị phình, giãn, gây nên trĩ. Đồng thời, chúng ta cũng có thể bị viêm nhiễm, giãn cơ hậu môn do quá trình đi tiêu khó khăn. Điều này cũng có thể dẫn đến trĩ.
Các chuyên gia khuyên, để phòng tránh bệnh trĩ nên lưu ý những điều sau:
- Không nên quá lo lắng, giấu bệnh hay tự ý điều trị vì dễ gây biến chứng hẹp hậu môn, nhiễm trùng, phải phẫu thuật rất tốn kém.
- Tránh ăn các thực phẩm cay hoặc bia, rượu.
- Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, trái cây, khoai lang, chuối, đu đủ, bồ ngót, bông cải xanh.
- Không nên ngồi một chỗ quá lâu. Nếu công việc phải thường xuyên ngồi một chỗ thì bạn nên hẹn thời gian để có thể đứng dậy đi lại, vận động 5-10 phút sau khi ngồi khoảng 45-60 phút.
- Tập thể dục như chạy bộ, yoga, cầu lông, tennis, bơi lội 2-3 lần mỗi tuần.
Phương Nam
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC