Hãy tránh xa điện thoại, nhất là khi ngủ – Sở Y tế California Mỹ cảnh báo nguy cơ ung thư, vô sinh…

Điện thoại di động đã trở thành vật dụng bất ly thân của mọi người, theo sát chúng ta còn hơn cả như “hình với bóng”. Tuy nhiên ngày càng có thêm bằng chứng cho thấy chúng có liên quan đến nguy cơ gây ung thư, vô sinh và rối loạn sức khỏe tâm thần.

Hãy tránh xa điện thoại, nhất là khi ngủ – Sở Y tế California Mỹ cảnh báo nguy cơ ung thư, vô sinh… - 0

Và do đó, Sở Y tế bang California Hoa Kỳ đã ban hành hướng dẫn giúp người dân giảm phơi nhiễm với bức xạ điện thoại.

Mối lo ngại đến từ vật dụng thiết thân

Điện thoại di động truyền tải thông tin bằng các tín hiệu vô tuyến tần số thấp, điều này có thể khiến chúng ta bị phơi nhiễm bức xạ không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là khi xem trực tuyến, tải hoặc gửi những tệp dữ liệu (file) có dung lượng lớn.

Mặc dù mọi người có thể cảm thấy hoàn toàn bình thường khi mang bên mình thiết bị này, nhưng nghiên cứu cho thấy sự tiếp xúc thường xuyên và ở khoảng cách gần với điện thoại di động có thể là đủ để gây nguy hiểm cho con người.

Hãy tránh xa điện thoại, nhất là khi ngủ – Sở Y tế California Mỹ cảnh báo nguy cơ ung thư, vô sinh… - 1

Ngày nay con người luôn luôn để điện thoại sát cạnh kể cả khi ngủ. (Ảnh: Internet)

Trong bối cảnh ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy điện thoại di động có liên quan với ung thư, sức khỏe tâm thần các vấn đề sức khỏe sinh sản, mới đây bang California, Hoa Kỳ đã ban hành hướng dẫn giúp làm giảm mức phơi nhiễm với bức xạ điện thoại.

“Để điện thoại ngay sát thân người không bao giờ là một ý tưởng hay”, Tiến sỹ Devra Davis người đứng đầu Environmental Health Trust cho biết.

Trên thực tế, các nhà sản xuất điện thoại cũng đồng ý với quan điểm này. Chẳng hạn như Apple có lưu ý về “phơi nhiễm với tần số vô tuyến” trong phần cài đặt của Iphone.

Nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên hệ mạnh mẽ giữa sóng vô tuyến và số lượng tinh trùng cũng như chất lượng tinh trùng ở nam giới. Các nghiên cứu ở nhiều quốc gia đã chỉ ra nam giới để điện thoại trong túi quần lâu nhất có lượng tinh trùng ít nhất và bị tổn thương nhiều nhất, theo Tiến sỹ Davis.

Nhiều người có thói quen mang điện thoại vào phòng ngủ, để trên đầu giường, hoặc đặt dưới gối làm đồng hồ báo thức, lướt xem web trước khi ngủ… nhưng đây thực sự không phải ý tưởng tốt. Khi ngủ là lúc não cần thanh lọc, tái tạo và phục hồi các tổn thương. Bức xạ điện từ phát ra từ điện thoại ngăn cản quá trình này, khiến cho cơ thể mệt mỏi, gây chóng mặt đau đầu và nhiều nguy cơ khác.

Điện thoại di động hiện nay sử dụng tín hiệu yếu nhất, nhưng độ mạnh tín hiệu không phải là vấn đề khi nói đến tác động sinh học. “Không phải là độ mạnh, mà là bản chất bất thường của tín hiệu”, Tiến sỹ Davis cho hay. Hướng dẫn của California cho biết phơi nhiễm trở nên nguy hiểm nhất khi năng lượng tần số vô tuyến tăng lên, đồng nghĩa với điện thoại đang hoạt động mạnh để truyền thông tin.

Trẻ em nhạy cảm hơn với tần số vô tuyến

Hiện nay đã có những bằng chứng cho thấy phơi nhiễm với bức xạ điện thoại có thể gây u ở não và tai, bộ phận cơ thể thường xuyên tiếp xúc với thiết bị này.

Hướng dẫn của Sở California đặc biệt lưu ý rằng tần số vô tuyến có thể dễ xuyên qua mô não trẻ em hơn. Vì bức xạ điện thoại để lại nhiều tổn thương và ảnh hưởng lâu dài lên não bộ đang phát triển của trẻ. Đồng thời vì được sử dụng điện thoại từ khi còn nhỏ, nên tổng thời gian phơi nhiễm với bức xạ điện thoại trong cả cuộc đời của trẻ cũng dài hơn.

Mặc dù có khá hiếm nghiên cứu về tác động của bức xạ điện thoại đối với trẻ em, nhưng nhiều nhà tâm lý học đã cảnh báo điện thoại di động có mối liên hệ với kém tập trung, rối loạn tâm thần và giấc ngủ ở trẻ vị thành niên.

Hãy tránh xa điện thoại, nhất là khi ngủ – Sở Y tế California Mỹ cảnh báo nguy cơ ung thư, vô sinh… - 2

Sóng điện thoại có ảnh hưởng xấu tới não bộ của trẻ nhỏ. (Ảnh: Internet)

Trước đây vài tuần, Pháp đã chính thức cấm học sinh ở cấp bậc tiểu học và trung học sử dụng điện thoại di động. Mặc dù lệnh cấm chủ yếu xuất phát từ mối lo ngại về sức khỏe tâm thần, nhưng cũng nhận được sự ủng hộ từ các chuyên gia quan ngại về phơi nhiễm với bức xạ.

Giữ khoảng cách với điện thoại – Hành động nhỏ mang lại sự khác biệt lớn

Điện thoại di động đã trở thành một bộ phận thiết yếu của thế giới hiện đại. Bởi vậy việc hoàn toàn không phơi nhiễm với bức xạ vô tuyến gần như là bất khả thi.

Để hạn chế tối đa những nguy hại từ điện thoại di động, khi đi ngủ hoặc những lúc không cần thiết, bạn nên để điện thoại ở chế độ máy bay. Bên cạnh đó, giữ khoảng cách khoảng một sải tay với điện thoại, theo hướng dẫn của California, cũng sẽ tạo nên sự khác biệt to lớn:

  • Sử dụng tai nghe khi đàm thoại
  • Nên gửi tin nhắn thay vì gọi điện
  • Để điện thoại cách xa đầu và cơ thể khi dùng điện thoại để truyền tải nhiều dữ liệu,
  • Để điện thoại trong ba lô, túi xách thay vì để trong túi quần, bao đựng điện thoại giắt ngang lưng.
  • Không để điện thoại gần người khi ngủ. Bạn nên để cách người ít nhất một mét hoặc để chế độ máy bay.

Đồng thời bạn cũng cần tránh tiếp xúc gần với điện thoại khi thiết bị đang phát ra nhiều năng lượng sóng vô tuyến, đó là khi:

  • Tín hiệu chỉ còn 1 hoặc 2 vạch: tín hiệu yếu khiến điện thoại phải hoạt động mạnh và phát ra nhiều bức xạ hơn.
  • Đang đi xe máy, ô tô, xe buýt, tàu tốc độ cao: điện thoại sẽ phát ra nhiều bức xạ hơn để duy trì kết nối với các trạm phát sóng khi đang di chuyển tốc độ cao.
  • Khi đang xem video, nghe nhạc trực tuyến, tải hoặc gửi file dữ liệu lớn. Khi xem phim hoặc nghe nhạc, bạn nên tải về điện thoại sau đó chuyển sang chế độ máy bay để xem hoặc nghe.

— Bức xạ điện thoại là gì?

Điện thoại có hoạt động nhận và gửi tín hiệu từ điện thoại đến các trạm phát sóng. Những tín hiệu này là một dạng của bức xạ điện tử hay còn gọi là năng lượng tần số vô tuyến. Tivi, đài, trạm phát sóng, lò vi sóng cũng là các thiết bị phát ra bức xạ. Khi điện thoại gửi tín hiệu đến trạm phát sóng, năng lượng tần số vô tuyến sẽ tỏa ra mọi hướng đến cả thân thể và đầu người sử dụng. Điện thoại cũng phát ra bức xạ khi sử dụng wi-fi, bluetooth nhưng ở mức thấp hơn. —Đại Hải


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan