Những thói quen làm giảm tuổi thọ

Những thói quen làm giảm tuổi thọ

Có những thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại nhưng có thể lấy đi nhiều năm sống của bạn.

Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc

Với nhiều người, thức khuya, ngủ không đủ giấc trở thành thói quen khó bỏ. Đặc biệt ở người trung niên, ban ngày làm việc vất vả, tan sở phải kèm cặp con cái làm bài tập và chăm sóc bố mẹ già. Họ thường ngủ muộn và ngủ ít.

Nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley, Mỹ nhận định ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Hiệp hội Giấc ngủ Mỹ khuyến cáo, người trưởng thành nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày, và 8 giờ là thời lượng ngủ tiêu chuẩn.

1 Nhung Thoi Quen Lam Giam Tuoi Tho

Người trung niên thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ có nguy cơ suy giảm tuổi thọ. Ảnh minh họa: qq

Theo cuộc khảo sát do TNS, công ty nghiên cứu thị trường lớn nhất thế giới thực hiện, người lớn tuổi chỉ cần ba đêm ngủ không đủ 7- 8 tiếng, hệ miễn dịch có thể giảm 60% hiệu quả. Người trẻ ngủ ít hơn 2 tiếng so với tiêu chuẩn, nguy cơ tử vong tăng 20%. Không những vậy, ngủ không đủ giấc còn làm tăng nguy cơ ung thư, nhanh già hóa, giảm trí nhớ, béo phì...

Không lắng nghe cơ thể

Nhiều người không có thói quen khám sức khỏe định kỳ, xem nhẹ các triệu chứng cảm, sốt mà tự mua thuốc uống hoặc cố chịu đựng. Đây là nguyên nhân quan trọng làm giảm tuổi thọ.

Theo một khảo sát tại Trung Quốc, gần 1/2 nam giới nước này tự mua thuốc điều trị tại nhà và 1/3 trong số này phớt lờ bệnh nhỏ nhặt, bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất. Đây có thể là triệu chứng nhẹ của những bệnh nguy hiểm, hoặc khi có các dấu hiệu nặng mới đi khám, lúc này bệnh có thể chuyển biến xấu. Vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng.

Một khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, phải thăm khám càng sớm càng tốt để tìm nguyên nhân. Phòng ngừa sớm, phát hiện sớm sẽ mang lại sức khỏe tốt nhất cho cơ thể.

Ngồi quá lâu và ít tập thể dục

Trong cuộc sống bận rộn, nhiều người hầu như không có thời gian tập thể dục. Nhưng nếu ngồi lâu và lười vận động trong thời gian dài, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy, so với người ngồi không quá 4 giờ một ngày, những người ngồi hơn 11 giờ mỗi ngày có nguy cơ tử vong cao hơn 40% trong ba năm tiếp theo. Ngoài ra ngồi lâu còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, thậm chí tử vong sớm. Tác hại của nó có thể so sánh với việc hút thuốc lá.

Theo nghiên cứu này, ngồi lâu còn tác động tiêu cực đến não bộ của người trung niên và người già. Ở những người ít vận động, vùng não cần thiết cho trí nhớ trở nên mỏng hơn. Đây là dấu hiệu báo trước sự suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ ở người trung niên và cao tuổi.

Dù bận đến đâu, sau một giờ ngồi hãy cố gắng đứng dậy đi lại, dù chỉ lấy một cốc nước. Mỗi tuần nên tập thể dục ít nhất 3 lần, mỗi lần 20 phút.

Bỏ bữa sáng và ăn mặn

2 Nhung Thoi Quen Lam Giam Tuoi Tho

Bỏ bữa sáng sẽ khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng và cơ thể không có năng lượng để làm việc hiệu quả. Nếu bỏ ăn sáng thời gian dài, dịch mật không được đào thải sẽ kết tủa, tạo thành sỏi.

Đại học Erlangen, Đức từng nghiên cứu trên 7.000 người, phát hiện tỷ lệ tử vong của những người bỏ bữa sáng cao tới 40%.

Với người ăn mặn, thực phẩm có hàm lượng muối cao thường chứa nhiều natri, tăng gánh nặng cho thận, làm tăng huyết áp và gây mất nước cho mô. Hơn nữa cơ thể càng bài tiết nhiều natri thì lượng canxi tiêu thụ càng lớn, dễ dẫn đến tình trạng mất canxi.

Với sự gia tăng natri trong cơ thể, nguy cơ ung thư thực quản, ung thư phổi, ung thư tinh hoàn và bàng quan sẽ tăng 20-30%. Do đó hãy ăn nhạt nhất có thể.

3 Nhung Thoi Quen Lam Giam Tuoi Tho

Hút thuốc và uống rượu thường xuyên cũng gây nên những hệ quả nghiêm trọng tới tuổi thọ của con người. Ảnh minh họa: aboluowang.

Thường xuyên hút thuốc và uống rượu

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, tỷ lệ mắc ung thư phổi ở người hút thuốc cao gấp 3-15 lần người không hút thuốc, thậm chí hơn tới 30 lần. Trong số những bệnh nhân chết vì ung thư phổi, 87% là do hút thuốc lá. Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở người hút thuốc hơn 60 năm cũng cao hơn 100 lần so với người hút thuốc 20 năm. Trong nghiên cứu về ung thư phổi, những người hút trên 20 điếu mỗi ngày và trên 45 tuổi đều thuộc nhóm nguy cơ cao.

Còn uống nhiều rượu không chỉ gây hại cho gan như xơ gan, ung thư gan mà trường hợp nặng có thể dẫn đến đột tử.

Sau khi rượu đưa vào cơ thể, dạ dày là trạm dừng chân đầu tiên. Chỉ trong vòng 5 phút, 20% lượng rượu sẽ xâm nhập vào máu bằng cách trượt đi giữa các tế bào biểu mô sản xuất chất nhầy. Tại đây, rượu sẽ làm suy yếu các biểu mô bảo vệ dạ dày, do đó tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, ợ nóng, viêm loét và chảy máu.

Vy Trang (Theo aboluowang)

Nguồn: vnexpress.net


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan