Làm thế nào để sở hữu một ngôi nhà ở Đức hợp pháp nhất?

Có rất nhiều người Việt Nam sau một thời gian sống và lao động trên nước Đức có nhu cầu muốn mua nhà hoặc đất tại Đức để tiếp tục an cư lạc nghiệp.

Nhưng do điều kiện thu nhập tại Đức theo khai thuế là không thể có đủ khả năng mua nhà.

Nên rất nhiều người muốn mua nhà nhưng không thể thực hiện được.

Làm thế nào để sở hữu một ngôi nhà ở Đức hợp pháp nhất? - 0

Cách thứ nhất: Chuyển tiền sang Đức

Bất cứ ai cũng có thể mua nhà và sở hữu nhà tại Đức.

Ai cũng có thể chuyển tiền sang Đức để mua nhà. Nên hãy để bố hoặc mẹ bạn mua một ngôi nhà ở Đức. Sau đó ngôi nhà đó sẽ làm thủ tục cho tặng lại cho con cái, hoặc cho cháu đang sinh sống ở bên Đức.

Nhiều bạn sẽ thắc mắc làm sao người ở Việt Nam có thể mua nhà ở Đức được, làm sao có thể chuyển tiền từ VN sang Đức để mua nhà được.

Xin được giải thích với các bạn rằng, pháp luật Việt Nam không cấm công dân Việt Nam mua nhà ở nước ngoài và chuyển tiền ra nước ngoài để mua nhà.

pháp luật Đức cũng không cấm người nước ngoài sở hữu nhà tại Đức. Chỉ có điều Ngân hàng sẽ không chuyển tiền cho bạn nước ngoài vì không nắm rõ được, cũng như không chứng minh được mục đích cho việc chuyển tiền của bạn ra nước ngoài là gì.

Nhưng bây giờ với sự kết hợp giữa ngân hàng Việt Nam và văn phòng luật Relide. Mọi chứng từ do văn phòng luật cung cấp sẽ được xác định là cơ sở pháp lý tin cậy đê ngân hàng chuyển tiền cho khách hàng đang sinh sống tại Việt Nam sang Đức để mua nhà.

Ngay cả trong trường hợp bạn muốn vay thêm tiền để mua nhà nhưng ngân hàng tại Đức đòi hỏi thủ tục quá khắt khe thì ngân hàng Việt Nam cũng sẽ sẵn sàng giúp bạn trong vấn đề này.

Ưu điểm của cách này là bạn sẽ không bao giờ phải lo đến việc sở thuế hỏi thăm cả. Dù bạn đang kinh doanh nhiều năm rồi, bạn có khai như thế nào chăng nữa…Thì việc bố mẹ bạn sở hữu một ngôi nhà trên nước Đức và làm thủ tục thừa kế hoặc cho tặng lại cho bạn là rất rõ ràng.

Cách thứ hai: Tài sản thừa kế từ Việt nam

Trong điều kiện hiện tại của người Việt Nam đang sinh sống tại Đức, cách có thể thực hiện được khi có được một số tiền từ người thân gửi sang mà không phải khai thuế là phải khai với họ đó là tiền do bố hoặc mẹ cho tặng.

Theo quy định thì trong vòng 10 năm, bố có thể cho con tối đa 400.00,00 € và mẹ có thể cho con tối đa 400.000,00 € mà không phải đóng thuế. Nhưng phải chứng minh được đó là số tiền của bố riêng và số tiền của mẹ riêng.

Còn ông bà cho cháu là 200.000,00 € mà không phải đóng thuế. Anh chị em cho nhau thì chỉ được tối đa là 20.000,00 € mà không phải đóng thuế. Số tiền nhận được từ những người thân trong gia đình tốt nhất là nên chuyển qua hệ thông ngân hàng để có thể chứng minh một cách rõ ràng. Việc khai là nhờ người thân…cầm sang hộ thì cần phải có giấy viết tay ghi rõ ràng ngày tháng, cũng như địa chỉ của người cầm cùng với số tiền và có ký tên vào đó.

Nếu sở thuế không đồng tình với cách giải thích của bạn, thì người ta sẽ truy thu thuế ngay lập tức.

Mức thuế được áp dụng lên đến 50% cho những khoản thu nhập này. Thường là khi sở thuế đã đòi là phải có trách nhiệm thanh toán ngay trong vòng một thời gian nhất định do ngừoi ta đưa ra, nếu không là sẽ bị phong tỏa tài sản ngay lập tức.

Việc thuê luật sư để bào chữa, chứng minh hoặc kiện cáo gì thì vẫn phải thực hiện sau khi đã trả tiền. Việc giải trình và kiện cáo này thường kéo dài nhiều năm và rất mất thời gian và phần thua thường là không phải bên sở thuế.

Nên các bạn trước khi làm phải tìm hiểu một cách kỹ lưỡng vấn đề về thủ tục như thế nào để sở thuế người ta chấp nhận, Nhiều khách hàng cứ nghe người ta nói thế này thế kia rồi tự làm, đến khi bị sở thuế hỏi đến thì sẽ không làm lại được nữa.

Còn việc làm thế nào để Ngân hàng tại Việt Nam đồng ý chuyển khoản tiền đó cho bạn sang Đức thì tùy thuộc vào mỗi ngân hàng.

Không phải ngân hàng nào cũng chuyển.

Để đáp ứng được những nhu cầu về chứng minh nguồn gốc số tiền, cũng như những hồ sơ giấy tờ để đáp ứng được các nhu cầu của ngân hàng cho việc chuyển số tiền đó bạn nên đến trực tiếp các ngân hàng để hỏi.

Nguồn: Văn phòng Luật Sư RELIDE


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan