Ảnh chụp màn hình video thực tập sinh người Việt bị đánh ở Nhật Bản
Trước đó, vào khoảng giữa tháng một, một video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một người đàn ông bị các công nhân khác đấm, đá và đánh bằng gậy tại một công ty xây dựng. Video do nghiệp đoàn lao động tại thành phố nơi công nhân này làm việc công bố đã khiến dư luận phẫn nộ.
Bộ trưởng Yoshihisa Furukawa nói với báo giới tại họp báo hôm 25/1 rằng “những vi phạm nhân quyền đối với các thực tập sinh là điều hoàn toàn không thể tha thứ”.
Tại cuộc họp báo trực tuyến, thực tập sinh người Việt giấu tên nói rằng những đánh đập đối với anh rất tàn bạo.
Ông Mitsugu Muto, Chủ tịch nghiệp đoàn lao động nơi đã cưu mang thực tập sinh bị bạo hành, cho biết các vụ bạo hành đối với thực tập sinh này đã khiến anh gẫy răng, rách môi, gẫy xương sườn vì bị đồng nghiệp đá. Ông cho biết, vụ việc đang được cảnh sát điều tra.
Ông Muto nói thêm rằng vụ những vụ sách nhiễu, trả lương thấp hay nhục mạ là khá phổ biến đối với các thực tập sinh nước ngoài.
“Chúng tôi tin rằng vụ việc bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về nhân quyền và có yếu tố phân biệt sắc tộc”, ông Muto nói.
Thực tập sinh người Việt cho biết đã đến Nhật vào năm 2019 theo chương trình thực tập sinh do chính phủ Nhật Bản tài trợ.
Báo chí Nhật Bản cho biết, thực tập sinh người Việt này đã bị hành hạ suốt hai năm qua. Đã có lúc anh muốn nghỉ nhưng vì đã vay nợ một triệu Yen để sang Nhật nên lại ráng ở lại làm để lo cho gia đình ở Việt Nam gồm vợ và một con nhỏ khoảng năm tuổi.
Theo AFP, chương trình thực tập sinh của Nhật hiện có 350.000 thực tập sinh nước ngoài và đây là chương trình đã được thực hiện nhiều thập niên qua. Mục đích của chương trình là dể giúp công nhân từ các nước kém phát triển hơn học kỹ năng trong ngành nông nghiệp, xây dựng và chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên, một số chỉ trích cho rằng một số công ty thuê lao động ở Nhật đã lợi dụng chương trình này để có nguồn lao động rẻ và khiến các thực tập sinh nước ngoài phải đối mặt với những rủi ro về bóc lột và lạm dụng.
Nguồn: RFA
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC