Vì sao có những người Việt bán nhà, bán đất để "đi Tây"?

Vì sao có những người Việt bán nhà, bán đất để "đi Tây"?

Người Việt ở nước ngoài đã gửi gần 16 tỷ USD kiều hối về Việt Nam trong năm 2018, cao gấp đôi gấp đôi thặng dư thương mại. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, kiều hối đã tăng 130% trong thập kỷ qua.

132 1 Vi Sao Co Nhung Nguoi Viet Ban Nha Ban Dat De Di Tay

Một người tìm cách đi Tây trước, sau đó tìm cách đón người thân, gia đình theo sau. Dân từ nhiều làng quê nghèo kéo nhau di cư ra nước ngoài lập nghiệp, có những gia đình ba, bốn đứa con cùng đi. Tiền từ nước ngoài gửi về, người ở nhà sắm xe, xây cả biệt thự. Có thể nói là "Một người đi Tây, cả họ được nhờ".

Ông Nguyễn Văn Hà, một người dân ở làng "đại gia" Đô Thành, Nghệ An tâm sự: "Ở Việt Nam làm công, kiếm tiền đồng, bao giờ mới xây được nhà to thế? Biệt thự ở đây toàn xây bằng tiền Tây gửi về".

Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa, trong tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Từ khi cơ chế thay đổi năm 1991, hoạt động này phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Bước sang thế kỷ XXI, có sự tăng đột biến lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài, nhiều nhất tại ba thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và Hàn Quốc.

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, nếu tính cả xuất khẩu lao động không chính thức, con số tổng lao động của người Việt Nam xuất cảnh (và nhập cảnh) sang các quốc gia hàng năm có thể đạt hơn 9 triệu người - tương đương với khoảng 10% dân số. Những người rời đi thường ở trong độ tuổi lao động, từ 20-40 tuổi, với phụ nữ có tỷ lệ thấp hơn nam giới một chút.

Nhiều người cũng tìm được công việc hợp pháp, bao gồm ở châu Âu, Hoa Kỳ và gần nhà hơn ở Nhật Bản, Đài Loan và nước láng giềng Lào. Người dân từ vùng Bắc Trung bộ như Nghệ An và các tỉnh phía Bắc chiếm đa số lao động nhập cư theo hợp đồng có thời hạn. 

Các điểm đến hàng đầu là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Ả Rập Saudi. Nhìn chung, người di cư làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hưởng mức lương cao hơn so với các việc làm tương tự trong nước. Chỉ riêng tỉnh Nghệ An thu về khoảng 255 triệu USD hàng năm từ Việt kiều.

Nhưng cũng có những lao động di cư không chính thức, họ thường làm những công việc mang lại nguồn tiền lớn hơn, nhưng cũng nhiều rủi ro hơn. Khoảng 70% các vụ buôn người Việt ở Anh trong giai đoạn 2009-2016 bị bóc lột sức lao động, bị dụ dỗ trồng cần sa trái phép và làm việc trong các tiệm làm móng, truyền thông Anh cho biết vào năm ngoái.

Tại Nghệ An, giáp biên giới với Lào, GDP bình quân đầu người ở mức 1.636 USD, thấp hơn mức trung bình quốc gia của Việt Nam là 2.540 USD, nên họ dễ bị dụ dỗ bởi những lời mời gọi và hứa hẹn về tương lai ở nước ngoài.

"Tôi không có đủ tiền để ra nước ngoài, nên tôi vào Sài Gòn (TP.HCM)", anh Bùi Văn Diệp, một thợ hàn nói. Anh từng sống trong một cái lán nhỏ ở Đô Thành. Anh họ của Diệp, Bùi Chung, sống trong một biệt thự rộng lớn, xa hoa bên cạnh - có đủ chỗ còn lại để đỗ chiếc BMW của anh ấy.

Bùi Chung rời Đô Thành sang Anh năm 2007, và khi về nước, anh xây nhà và bắt đầu kinh doanh buôn thép.

"Tôi đã rời Việt Nam sang Pháp một cách hợp pháp, nhưng từ Pháp sang Anh thì lại đi phi pháp, thông qua chiếc xe container", Chung nói. "Tôi đã chọn đến Anh vì mức thu nhập rất hấp dẫn và rất nhiều người từ Đô Thành đã sống ở đó".

Chung trồng cần sa ở Anh, và tại một tiệm làm móng do người Việt điều hành, nơi anh nói rằng anh kiếm được khoảng 500 GBP (640 USD) mỗi tuần. "Cộng đồng người Việt sống ở đó giúp đỡ những người mới tìm việc làm", Chung nói. "Đó là lý do tại sao nhiều người ở đây sẵn sàng bán nhà bán đất của họ, để kiếm đủ tiền đi".

132 2 Vi Sao Co Nhung Nguoi Viet Ban Nha Ban Dat De Di Tay

Theo thống kê từ Bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) khoảng 7% đến 8% hộ gia đình ở Việt Nam nhận kiều hối từ nước ngoài. Trên thực tế, dòng chuyển tiền quốc tế cao hơn so với hỗ trợ phát triển từ nước ngoài, trong đó Việt Nam cũng nằm trong top 10 nước nhận hàng đầu.

"Con số thực tế về kiều hối có thể cao hơn so với báo cáo, nếu tính cả tiền được chuyển qua các phương thức không chính thức, chẳng hạn như tiền mặt hoặc hàng tiêu dùng, thì không được tính", ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng nói với Reuters.

Hoàng An

Theo Reuters

 


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan