Lịch sử sang trang: Đức tăng tốc hiện đại hóa quân đội trước nguy cơ xung đột

Berlin - Quân đội Đức (Bundeswehr) đang đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa và mở rộng quy mô nhằm đối phó với nguy cơ xung đột từ Nga. Đây được xem là bước chuyển đổi quan trọng trong lịch sử quân sự Đức.

Berlin - Quân đội Đức (Bundeswehr) đang đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa và mở rộng quy mô nhằm đối phó với nguy cơ xung đột từ Nga. Đây được xem là bước chuyển đổi quan trọng trong lịch sử quân sự Đức.

1 Lich Su Sang Trang Duc Tang Toc Hien Dai Hoa Quan Doi Truoc Nguy Co Xung Dot

Sau khi quốc hội Đức bỏ phiếu bãi bỏ các quy định nghiêm ngặt về nợ đối với chi tiêu quân sự, Bundeswehr được phép tăng cường đáng kể đầu tư vào trang bị và nhân lực.

Đại tướng Carsten Breuer, Tổng thăm mưu trưởng quân đội Đức, cảnh báo rằng NATO có thể phải đối mặt với một cuộc tấn công từ Nga trong vòng bốn năm tới.

Ông nhấn mạnh Đức cần hành động nhanh chóng, không chỉ để tự vệ, mà còn bảo vệ sườn đông NATO. Theo ông, số binh sĩ hiện tại là không đủ, và Đức cần tuyển thêm ít nhất 100.000 quân, nâng tổng số lên 460.000 người, bao gồm cả lính dự bị.

Ông cũng nhấn mạnh việc khôi phục nghĩa vụ quân sự là "hoàn toàn cần thiết" để đạt mục tiêu này.

Chiến lược quân sự của Đức đã thay đổi đáng kể kể từ khi Nga xâm lược Ukraine năm 2022.

Trước đó, đây là một quốc gia chú trọng hòa bình và tránh quân sự hóa do bài học từ hai cuộc chiến tranh thế giới. Tuy nhiên, chiến tranh Ukraine đã buộc Đức phải thích nghi và điều chỉnh chính sách.

Thủ tướng sắp mãn nhiệm Olaf Scholz cam kết chi 100 tỷ euro để nâng cấp quân đội, nhưng theo tướng Breuer, số tiền này vẫn chưa đủ.

Báo cáo gắn đây trình lên quốc hội cho thấy Bundeswehr đang thiếu hút nghiêm trọng về binh sĩ, đạn dược và cơ sở hạ tầng.

Riêng ngân sách cải tạo doanh trại đã lên đến 67 tỷ euro. Việc gỡ bỏ giới hạn nợ sẽ giúp quân đội Đức có nguồn tài chính ổn định hơn để khắc phục những thiếu hút này.

Cùng với đó, dư luận Đức cũng ngày càng nhận thức rõ hơn về mối đe dọa từ Nga.

Theo khảo sát, 79% người Đức coi Tổng thống Nga Vladimir Putin là mối đe dọa đối với hòa bình châu Âu.

Cùng lúc đó, 74% bày tỏ lo ngại về đường lối của Mỹ, nhất là khả năng Donald Trump trở lại ghế Tổng thống.

Trước bối cảnh đấy biến động, Đức không còn có thể trông cậy hoàn toàn vào Mỹ về an ninh. Đại tướng Breuer nhấn mạnh: "Bây giờ, tất cả chúng tôi đã hiểu rõ rằng phải thay đổi."


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan