Vào ngày Chủ Nhật giữa tháng 3, đột nhiên tôi nhận được tin nhắn điện thoại với nội dung được dịch qua app như sau: “Toàn bộ nhân dân là những chiến sỹ đang ở tuyến đầu của phòng bệnh”. Người gửi tin nhắn là thủ tướng chính phủ, yêu cầu mọi người tự cách ly tại nhà để phòng tránh lây nhiễm virus Corona.
Tôi chuyển tới Hà Nội làm việc từ tháng 1, tới nay đã được 3 tháng rồi. Tôi đã từng nghĩ, liệu Việt Nam có đang làm quá mọi chuyện lên không. Nhưng Việt Nam đã có thể ngăn chặn lây nhiễm sau khi làm triệt để các biện pháp như hạn chế ra ngoài, cách ly những người có tiếp xúc. Tại đất nước xã hội chủ nghĩa, 1 đảng duy nhất này, mọi người đang thực hiện chỉ thị như thế nào?
Là yêu cầu chứ không phải mệnh lệnh.
Từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng 4, Việt Nam bước vào giai đoạn được gọi là “giãn cách xã hội”. Người dân trên toàn quốc tự cách ly tại nhà, không ra ngoài khi không thực sự cần thiết, không tụ tập quá 3 người, chỉ những cơ sở công cộng cần thiết để duy trì cuộc sống như siêu thị, bệnh viện ra được mở cửa. Đương nhiên người nước ngoài cũng phải chấp hành, tôi chuyển sang làm việc tại nhà. Ở điểm chính phủ giải thích rằng: “Đây không phải lệnh cấm mà là yêu cầu” thì nó cũng với tình trạng khẩn cấp được công bố vào ngày mùng 7 ở Nhật.
Trước khi chỉ thị “giãn cách xã hội” được đưa ra thì đã có yêu cầu hạn chế ra ngoài. Ban đầu, mọi người vẫn được đi ra công viên và taxi chỉ cần mở hết cửa sổ thì vẫn được chở khách. Nhưng bây giờ ở thủ đô Hà Nội đã có những người liên quan tới chính quyền thành phố, cảnh sát đứng ở các điểm ngõ, hỏi thăm người dân khi đi ra ngoài. Xe buýt cà taxi đã bị cấm vận hành, thực tế là thành phố đang ở tình trạng phong toả.
Không biết từ khi nào, bên góc trái màn hình điện thoại của tôi đã xuất hiện dòng chữ “#Stayhome”. Công viên trước nhà tôi cũng đã bị giăng dây thừng, không vào được. Tuy nói là “yêu cầu” nhưng nếu nhận ra thì sẽ thấy cuộc sống đang bị bó buộc tới mức đi chợ mua đồ cũng thấy áp lực.
Trọng tâm của đối sách là cách ly hoàn toàn.
Hôm nay, ngày mùng 10, số ca nhiễm ở Việt Nam là 257 người, không có ca tử vong. Mặc dù biên giới Việt Nam giáp với Trung Quốc nhưng ở khu vực Đông Nam Á thì số ca lây nhiễm ở Việt Nam vẫn ít hơn hẳn. Có thể nguyên nhân là do kiểm tra chưa đủ hoặc cũng có khả năng là nước họ vẫn đang giấu số lượng người nhiễm. Ban đầu tôi đã nghĩ như vậy.
Tuy nhiên, nếu muốn nâng cao cảnh giác thì cần phải đưa ra số lượng ca nhiễm. Có thể chưa nắm bắt được hết những người nhiễm nhưng lý do giấu số liệu thì hoàn toàn bất hợp lý. Từ tháng 3, những người về nước từ châu Ây trở thành nguồn dịch và số ca nhiễm bắt đầu tăng lên. Tuy nhiên, số ca tăng lên nhiều nhất trong 1 ngày là 19 ca vào ngày 22 tháng 3.
Trọng tâm của đối sách đóng cửa này chính là cách ly hoàn toàn. Ngoài việc sử dụng các doanh trại quân đội, ký túc xá cử các trường đại học làm nơi cách ly cho những người đi từ nước ngoài về thì những người có tiếp xúc với người có tiếp xúc với các ca dương tính cũng phải tự cách ly ở nhà. Tính đến ngày mùng 9 tháng 4 thì có khoảng 73 nghìn người đang được cách ly.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có người dân dương tính với virus Corona nên khu chung cư cũng bị cách ly toàn thể. Từ sau khi tờ báo Việt Nam viết bằng tiếng Anh đưa tin sự việc một nhà báo bị nhiễm bệnh, nhiều nhân viên đã bị cách ly tại cơ sở y tế và nhà riêng, báo giấy cũng không được gửi đi nữa. Vì vậy, từ cuối tháng 3 đến ngày 15 tháng 4, việc phát hành báo giấy đã bị huỷ.
Phản ứng của người Việt Nam
Người dân Việt Nam nghĩ như thế nào về cách làm của chính phủ? “Việt Nam là nước đã thắng Mỹ trong chiến tranh. Những khi như thế này, họ/chúng tôi trở thành một khối đoàn kết”. Tôi đã nhận được câu trả lời này khi hỏi một số người Nhật và người Việt Nam ở xung quanh.
Vu Huong (22 tuổi), một du học sinh về nước từ Venice, Ý vào ngày 13 tháng 3 và được cách ly 2 tuần tại trường tập huấn quân sự cho biết: “Tôi đã có một kỷ nghỉ để thư giãn sau chuyến đi dài, hơn nữa tôi cũng cảm thấy tốt hơn vì không lo lắng ngộ nhỡ có lây bệnh cho gia đình”.
Trong căn phòng lớn có 18 chiếc giường, ngoài cô ấy còn có 16 người đang cách ly nữa. Sáng dậy lúc 6 rưỡi và tắt điện đi ngủ vào 10 giờ tối. Một ngày 3 bữa cơm, được mang tới vào giờ cố định. Tuy không được gặp mọi người ở bên ngoài nhưng ở trong phòng cũng chỉ phải đeo khẩu trang, cách nhau 2 mét, còn lại thì vẫn có thể đọc sách, nghe nhạc. “Em nghĩ đây là biện pháp thực sự cần thiết vào lúc này”. Huong nói.
Một anh chàng người Anh (27) tới Hà Nội để gặp vị hôn thê người Việt vào ngày 14 tháng 3 nhưng sau đó đã bị cách ly ở doanh trại quân đội cho tới ngày 28.
Khi được hỏi về việc bị hạn chế tự do, anh không ngần ngại trả lời: “Trong bối cảnh dịch đang lan rộng ra toàn thế giới như thế này thì việc bảo vệ để cho người thân xung quanh mình không bị lây nhiễm là quan trọng nhất. Tôi thấy việc bị mất tự do chỉ là một cái giá rất nhỏ thôi.
Nguồn: Asahi/ Dịch: Minmin
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC