Kết thúc hội nghị, nước Đức được chia thành 4 "vùng cai quản của quân đồng minh". Cụ thể, phần phía đông của nước Đức thuộc về Liên Xô và phần phía tây nước Đức thuộc về Mỹ, Anh và Pháp.
Đến tháng 6/1945, 4 bên thực hiện việc cai quản nước Đức. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1950, đầu những năm 1960, hàng triệu người đã di tản khỏi Đông Đức, vượt qua ranh giới đề vào Tây Đức.
Đặc biệt, chỉ riêng ngày 12/8/1961, số người di tản khỏi Đông Đức lên con số kỷ lục với khoảng 2.400 người.
Trước tình hình dòng người di tản ngày càng tăng, ông Walter Ulbricht - lãnh đạo chính quyền Đông Đức quyết định đóng cửa biên giới vĩnh viễn.
Theo đó, chỉ trong 2 tuần, Đông Đức huy động quân đội, cảnh sát và công nhân xây dựng và hoàn thành hàng rào thép gai dài khoảng 66 km và bức tường bê tông, Bức tường Berlin, dài hơn 100 km, cao 3,6m và rộng 1,2m với mục đích ngăn đôi thành phố Berlin.
Không chỉ xây dựng Bức tường Berlin, Đông Đức còn thành lập 12 trạm kiểm soát dọc bức tường. Theo đó, người dân Berlin không thể di chuyển tự do giữa hai bên như trước.
Hàng chục người dân Berlin thiệt mạng trong thời Chiến tranh Lạnh khi cố vượt qua Bức tường Berlin.
Đến ngày 9/11/1989, chính quyền Đông Đức thông báo người dân Berlin có thể tự do vượt qua ranh giới. Trước thông tin mang tính lịch sử này, hàng triệu người đã xuống đường ăn mừng và đánh sập Bức tường Berlin.
Kế đến, Đông và Tây Đức chính thức hợp nhất vào ngày 3/10/1990 và trở thành Cộng hòa Liên bang Đức từ đó cho đến nay.
Tâm Anh
theo Independent, Time
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC