Khi Thế chiến 1 kết thúc, khoản tiền bồi thường sau chiến tranh được quy định trong Hiệp ước Versailles buộc Đức phải trả bằng vàng hay ngoại tệ tương ứng thay vì đồng mác.
Thậm chí, có những người còn dùng tiền để đốt vì chúng còn rẻ hơn so với việc bỏ tiền ra mua củi và than.
Vào thời điểm 12/1923, người Đức phải bỏ ra 4.200 tỷ mác (papiermark) để đổi lấy 1 USD. Điều này cho thấy vụ lạm phát phi mã tồi tệ này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân ra sao.
Do đồng mác bị mất giá thảm hại do lạm phát nên người dân Đức dùng đến củi và than để thay cho đồng tiền đang lưu hành vào những năm 1920.
Nguyên nhân đẩy nước Đức vào tình trạng lạm phát trên là do chính phủ Đức quyết định vay mượn để chi trả chiến tranh sau khi bại trận trong Chiến tranh thế giới 1.
Do vậy, để mua ngoại tệ để trả khoản bồi thường chiến tranh, chính phủ Đức sử dụng đồng papiermark được đảm bảo bằng nợ chính phủ. Chính điều này đã làm tăng tốc độ phá giá đồng tiền đang lưu thông.
Tình hình nước Pháp càng trở nên tồi tệ hơn khi Đức không thể trả được các khoản nợ khiến tình trạng lạm phát ngày càng trở nên tồi tệ.
Sau một thời gian dài lâm vào tình trạng lạm phát, chính phủ Đức lập một ngân hàng trung ương đặc biệt và cho phát hành loại tiền tệ mới là rentenmark với tỷ giá 4,2 rentenmark/USD và giảm bớt 12 số 0 trên tờ tiền papiermark.
Nhờ giải pháp này, kinh tế Đức đã dần ổn định và đi vào quỹ đạo.
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC