Ảnh của FAZ
Nước Đức sau thế chiến thứ Hai bị chia cắt và thuộc sự quản lý của 4 quốc gia đồng minh thắng trận Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô. Trong khi phần phía tây rộng lớn bắt đầu khôi phục và phát triển tự do thì phần phía đông (có diện tích và dân số tương đương 1/4 tây Đức) do quân đội Liên Xô trấn đóng và dựng lên chế độ CS Đông Đức, đi theo con đường phát triển XHCN tàn bạo và phi nhân tính, càng ngày càng gây bất mãn và oán hận trong dân chúng.
Đỉnh điểm là cuộc khởi nghĩa ngày 17.06.1953 (còn được gọi là cuộc nổi dậy của nhân dân hoặc công nhân CHDC Đức) - là tên được đặt cho các sự kiện ở CHDC Đức hồi ấy.
Thời gian đó đã có một làn sóng đình công, biểu tình rầm rộ và phản đối chính trị trên khắp lãnh thổ DDR.
Được kích hoạt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trên hết là việc xây dựng CNXH nhiều khi tàn bạo và tàn nhẫn đối với nhiều công dân, cũng như các biện pháp đàn áp của chế độ đảng SED. Cuộc nổi dậy chống Stalin lan rộng trên phần lớn đất nước CS non trẻ DDR, đặc biệt là trên tất cả các thành phố lớn.
Có những cuộc biểu tình có số người tham gia lên đến cả trăm ngàn người. Các yêu cầu chính trị, kinh tế và xã hội đã được đưa ra, bao gồm cả việc yêu cầu chính phủ từ chức, bầu cử tự do và thả tất cả các tù nhân chính trị. Quân chiếm đóng Liên xô cùng quân đội của nhà nước CS đông Đức do Liên Xô dựng lên đã đàn áp dã man cuộc nổi dậy ôn hòa. Ngay trong mấy ngày đầu, hơn 50 người đã bị giết, hàng ngàn người bị bắt bớ và sau đó trên 15 ngàn người dân DDR đã bị kết án vì liên quan đến cuộc nổi dậy.
Cuộc nổi dậy sau đó bị dập tắt nhưng bắt đầu cho làn sóng người đông Đức lần lượt bỏ nước ra đi. Theo thống kê, từ khi thành lập nước CHDC Đức CS vào ngày 07.10.1949 cho đến tháng 6.1990, đã có hơn 3,8 triệu người dân đông Đức rời khỏi nước, rất nhiều người trong số họ ra đi bất hợp pháp và chấp nhận hiểm nguy cao.
Tuy nhiên, con số này cũng bao gồm cả 480.000 công dân CHDC Đức đã rời khỏi đất nước hợp pháp kể từ năm 1962.
Tình hình chính trị ở Berlin lên đến đỉnh điểm vào tháng 8.1961.
Ngày càng có nhiều người chạy trốn từ phía Đông sang phía Tây của thành phố. Để đối phó với diễn biến này, chính quyền CHDC Đức đã đóng cửa hầu hết các cửa khẩu biên giới giữa các khu vực vào ngày 08.08 và tạm thời ngăn chặn dòng người tị nạn vào phía Tây bằng quân đội và các phương tiện quân sự.
Đây bắt đầu là một chương mới trong lịch sử của thành phố. Mọi người bắt đầu cảm thấy Chiến tranh Lạnh trong cuộc sống hàng ngày của họ. Nhiều đường phố đột nhiên kết thúc trong ngõ cụt, mặt tiền nhà gần biên giới bị tường xây chặn phía trước, những người không may mắn phút chốc bị tách khỏi bạn bè, gia đình hoặc công việc.
Thủ đô Berlin bất ngờ bị chia cắt. Một bên của thành phố bị chế độ SED, do Moskva kiểm soát cai trị. Phía bên kia (tây Berlin), do Đồng minh (Anh, Pháp, Mỹ) cai quản.
Ngày định mệnh - 13.08.1961
Sáng ngày 13.08.1961, Công an nhân dân (DDR) phong tỏa toàn bộ khu vực biên giới do quân Liên Xô quản lý. Tổng cộng có 15.000 nhân viên CAND, cảnh sát biên phòng và quân đội (DDR) tham gia vào chiến dịch. Tây Berlin bị cô lập. Trong khi các điểm canh biên giới mới được dựng lên.
Ngày hôm đó hàng trăm người dân thuộc phần đất đông Đức đã chạy trốn qua khu vực biên giới về phía tây. Thủ tướng Đức Willy Brandt triệu tập phiên họp đặc biệt của Thượng viện Tây Berlin. Sự tuyệt vọng bao trùm ở phía Đông và sự giận dữ lan rộng ở phía Tây.
Sau khi Berlin bị chia cắt, cổng Brandenburg nghiễm nhiên bị nằm ở ngoại ô thành phố (đông Berlin mới). Nó thuộc Khu vực chiếm đóng của Liên Xô (SBZ), nhưng lại nằm ngay sát biên giới và sau khi Bức tường được xây dựng - tại giữa dải tử thần. Mặc dù phía đông Đức đã khôi phục và dựng lại chiếc Quadriga (chiếc xe ngựa khải hoàn) bị phá hủy, nhưng được đặt đối mặt, với hướng chạy ngược lại. Đó là một đòn “ăn miếng trả miếng” của chế độ CS DDR nhằm vào kẻ thù của hệ thống là Tây Đức. Đó là lịch sử của Cổng Brandenburg....
Và ngày 09.11.1989, bức tường ô nhục sụp đổ trong cuộc Cách mạng ôn hoà của người dân đông Đức. Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử thế giới, đánh dấu sự sụp đổ của Bức màn sắt Đông - Tây và đánh dấu một trong số các chuỗi sự kiện bắt đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông và Trung Âu...
Chúng ta hãy cùng nhìn lại một năm định mệnh cho thành phố tiền tuyến.
Những bức ảnh này kể về những tuần và tháng đầu quân chiếm đóng Liên xô và CS DDR xây dựng Bức tường Berlin
Bức tường chia cắt nước Đức từ con người đến tư tưởng từ 1961 đến 1989/
Hàng rào dây thép gai trước hôm 13.08.1961
Cảnh sát tây Berlin nói với những người lái xe khi vào phần đất CS và CAND đông Đức kiểm tra giấy tờ của các xe vào đông Berlin
Những ngôi nhà ở phần đông Berlin bỗng chốc bị quây bằng dây thép gai và xây bịt hết cửa sổ
Một chú bé đang chạy xe trên con đường quen bỗng nhiên gặp rào chắn
Quân đội và công nhân Đông Đức bắt đầu băm nát các con đường dọc biên giới để các phương tiện giao thông không thể qua lại, đặt dây thép gai và hàng rào dọc theo đoạn đường dài 156 Km xung quanh ba khu vực phía tây (DO ĐỒNG MINH QUẢN LÝ) của thành phố, cũng như dọc theo đoạn đường dài 43 km ngăn cách Tây và Đông Berlin /
Nỗi đau của người dân Đức 2 bên Đông - Tây
CAND đônng Đức đang giải thích với người dân Tây Berlin
Những của hiệu bỗng nhiên bị đóng cửa
Nửa đêm 13.08.1961, Quân đội và biên phòng đông Đức lập hàng rào người chặn biên giới - dựng cột - xây tường và đuổi một cụ già muốn đi từ đông sang tây phải quay về
Mọi ngả đường, cống thoát nước và hầm nhà dân đều bị bịt kín để ngăn người dân đông Đức bỏ xứ ra đi... người dân đông Đức bắt đầu đục tường để sang thăm tây Berlin.
Theo: Berliner Zeitung.
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC