Vai trò của CIA trong Chiến tranh Lạnh ở Đông Đức

Vai trò của CIA trong Chiến tranh Lạnh ở Đông Đức

Những tài liệu của CIA được giải mật gần đây cho thấy cơ quan này từng ráo riết đeo đuổi những hoạt động mật nhằm làm suy yếu tinh thần của Đông Đức ngay lúc đỉnh cao thời Chiến tranh lạnh.

1 Vai Tro Cua Cia Trong Chien Tranh Lanh O Dong Duc

Một phần tài liệu tuyệt mật này được trích trong tuyển tập của Lưu trữ an ninh quốc gia kỹ thuật số mang tựa đề 'Các hoạt động mật của CIA: Những năm tháng của Eisenhower, 1953-1961', cung cấp cái nhìn ngắn gọn về một số mối quan hệ đã được phân loại trước đây của CIA liên quan đến những tổ chức mật tại Đức thời Chiến tranh lạnh.

CIA ở Đức

Sau Thế chiến II, nước Đức bị chia thành các vùng được chiếm đóng bởi quân đội của các cường quốc. Liên Xô đóng ở miền Đông nước Đức. Ở Tây Đức, người Mỹ đóng ở Nam và Trung tâm, còn nước Anh ở phía Bắc, ngoài ra một phần ở rìa phía Tây nước Đức được giao cho Pháp.

Trong lăng kính thu nhỏ đó, Berlin (nằm ngay giữa khu vực phía Đông) cũng được chia cho 4 cường quốc. Phần lớn chính sách ngoại giao thời Chiến tranh Lạnh sau năm 1945 là tập trung vào việc hội nhập Đức vào nền chính trị quốc tế cũng như sự thống nhất của nước này bằng hình thức này hoặc hình thức khác

2 Vai Tro Cua Cia Trong Chien Tranh Lanh O Dong Duc

Ngôi nhà của luật gia Walter Linse, nơi ông bị bắt cóc vào tháng 7 năm 1952. Ảnh nguồn: Wikimedia commons.

Người Mỹ và Anh đã khởi xướng một cuộc cải cách tiền tệ và tái thiết lập một phương tiện trao đổi. Người Nga tạo ra Cộng hòa dân chủ Đức (GDR) trong khu vực phía Đông của họ.

Mỹ và Anh đã sáp nhập các khu vực chiếm đóng của họ thành “Bizonia”: một quốc gia đang trên đà phát triển thành Cộng hòa liên bang Đức (FRG), một thực thể chính trị quốc gia. Nhưng, Berlin vẫn bị chia cắt. Ở mỗi bước đi, các cơ quan tình báo đã tham gia vào sự phát triển đó. Đối với người Mỹ, điều đó có nghĩa là CIA.

Nhìn vào lịch sử của CIA, có lẽ có 2 giai đoạn đáng nhớ nhất của thời thập niên 1950 là các vụ bạo loạn ở Đông Đức năm 1953, và câu hỏi dấy lên là CIA đã làm gì hoặc không làm gì với những vụ bạo loạn đó; và Địa đạo Berlin, nơi CIA kết hợp với MI-6 (Anh) đã đào hầm vào Đông Berlin để đặt máy nghe lén lên cáp điện thoại Liên Xô. Nhưng các hoạt động thường nhật của các cơ quan tình báo có vẻ kém hấp dẫn hơn.

Những hoạt động này nhằm mục đích cung cấp thông tin về diễn biến chính trị ở phía bên kia Bức màn sắt, để thu được tin tình báo về vị thế quân sự của đối phương, cũng như thực hiện các hoạt động được thiết kế nhằm ảnh hưởng những yếu tố khác. Vì Berlin là một cửa ngõ quan trọng của phương Tây đối với những người chạy trốn khỏi các quốc gia Đông Âu cũng như Liên Xô, nó cũng là một trung tâm tuyển dụng quan trọng của CIA nhằm tìm ra những điệp viên và đặc vụ sẵn sàng làm việc chống Liên Xô.

Nhiều tổ chức trong số này bắt đầu từ thời kỳ Tổng thống Harry S. Truman. Phần lớn những thực thể này được điều hành từ Cơ sở điều hành tình báo Berlin (BOB).

Dưới sự chỉ huy của Trưởng BOB là Peter Sichel (rồi đến William K. Harvey), biệt đội Berlin đã đưa những người “bị thất sủng” đến các nhóm hoạt động gồm không chỉ người Đức mà còn cả người Đông Âu và Nga.

Sứ mạng Đức của CIA đầu tiên đặt dưới sự chỉ huy của Lucien K. Truscott (một “đại diện cá nhân” của Giám đốc Allen W. Dulles, kế đó là Trưởng trạm Frankfurt – Tom Parrott, và sau đó nữa là Henry Pleasants) quản lý ngân sách của các nhóm hoạt động và mối quan hệ của họ với thực thể chính trị hình thành nên Cộng hòa liên bang Đức.

Tháng 6/1953, khi chế độ Đông Đức do Liên Xô bảo trợ đang nỗ lực thực hiện những định mức hoạt động kinh tế mới, công nhân Đông Đức thực hiện các cuộc đình công.

Trong bầu không khí hỗn loạn đó, tình báo Mỹ hết sức chật vật trong việc khuyên chính quyền Washington nên làm gì.

Câu chuyện được nhắc đến là Henry Hecksher (khi đó là Phó giám đốc BOB) gửi điện tín từ tổng hành dinh để khuyến nghị nên giao vũ khí cho các công nhân Đông Đức, nhưng cấp trên của ông ta ở Washington đã dập tắt ý tưởng mà không đả động tới Giám đốc Allen W. Dulles, người đã vắng mặt khi bức điện tín đến.

Chuyện này nghe có vẻ hư cấu vì Bayard Stockton (khi đó là sĩ quan cấp dưới tại BOB) đã phản đối khi cho rằng mình mới là tác giả thực sự của bức điện BOB, và Chỉ huy trưởng BOB là Harvey chứ không phải Hecksher gửi đến Washington, với nội dung khuyên rằng quân đội Mỹ ở Tây Berlin được đặt trong tình trạng báo động. Hecksher rời Berlin để nhận nhiệm vụ mới ở Guatemala. Bayard Stockton khẳng định rằng bức điện tín có nội dung khá gây tranh cãi nên đã bị bác bỏ.

3 Vai Tro Cua Cia Trong Chien Tranh Lanh O Dong Duc

Giám đốc hoạt động mật của CIA tại Berlin, Richard Bissell. Ảnh nguồn: Uncredited.

Những tổ chức tiếp tay cho CIA

Cuộc bạo động năm 1953 đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng của Berlin thập niên 1950 (cũng như phần còn lại của Liên Xô) và câu hỏi rằng CIA đã làm gì (hoặc không làm) để kích hoạt chúng trở thành một phần quan trọng trong lịch sử Chiến tranh Lạnh? BOB không có dự án riêng nào nhằm mục đích khuấy động rắc rối ở khu vực phía Đông.

Vì lẽ đó, câu hỏi hoài nghi là liệu những tổ chức hoạt động ở Đức đã hình thành một vai trò như vậy hay chưa? Ít nhất một trong số đó, Tổ chức chiến đấu chống vô nhân tính (KgU) đã nhắm mục đích quấy rối hành chính giới chức Đông Đức.

Vấn đề kiểm soát cách quản lý đối với những thực thể này hãy còn yếu. Từ giữa năm 1954 trở đi, Trưởng căn cứ BOB William K. Harvey đang bù đầu với việc chuyển cơ sở đang lớn mạnh của CIA đến một nơi mới, tái cơ cấu BOB và làm đình lại việc xây dựng địa đạo cần thiết cho hoạt động nghe lén cáp điện thoại Liên Xô.

Việc mở rộng BOB sẽ có các phần dành cho Đông Đức, các quốc gia vệ tinh của Liên Xô, bản thân Liên Xô, và phản gián. Thực sự chỉ có bộ phận Đông Đức được thành lập nhằm hướng dẫn các nhóm hoạt động và nó đã bị kéo căng ra. Một bản đánh giá dự án vào tháng 11/1954 lưu ý rằng CIA dự tính sẽ có 1 sĩ quan ở BOB (và 2 người nữa ở tổng hành dinh CIA) là đủ lực lượng để cưỡi trên lưng KgU.

Điều này là đặc biệt nhạy cảm khi mà KgU vốn đã có các hoạt động quấy rối nhắm vào Đông Đức. Cục VII của KgU đã tiêu phần lớn tiền của CIA, với 5 nhân viên văn phòng trung tâm, 10 người nữa trong các lĩnh vực thực địa, và 125 người trong các mạng lưới Đông Đức.

Những đặc vụ này đã nhận và phát tán các tài liệu tuyên truyền, cùng tham gia vào các hoạt động gây rối. Ủy ban các luật gia tự do và những dự án tuyên truyền Cục Cramer là những nguồn tuyên truyền khác. Tất cả đều hoạt động trước khi xảy ra các vụ bạo động Đông Đức.

Tháng 7/1952, ngay trong một vụ khiêu khích lớn, các điệp viên của Cục An ninh Đông Đức đã bắt cóc một quan chức hàng đầu của Các luật gia tự do.

Cả Các luật gia tự do và Cục Cramer đều mong muốn tạo ra những sản phẩm tuyên truyền sau cuộc bạo động ở Berlin dựa trên những sự kiện đó. Vì lẽ đó, thật không dễ để bác bỏ rằng chính CIA (thông qua những tổ chức hoạt động Đức) có vai trò nhất định trong việc kích hoạt những rắc rối ở Đông Đức.

Vụ bắt cóc Tiến sĩ Walter Linse (một quan chức cao cấp của Các luật gia tự do ở Tây Berlin bởi các đặc vụ Đông Đức) đã cho thấy mối bận tâm ngày càng tăng của Đông Đức và Liên Xô trong việc đánh bại kẻ thù bí mật. Không ai nhìn thấy luật gia Walter Linse nữa.

Năm 1955, giới chức khu vực phía Đông đã tổ chức một chiến dịch truyền thông chống lại các nhà hoạt động Đức, bao gồm cài các điệp viên Đông Đức vào dòng người tị nạn đến phương Tây. Những người này đã thâm nhập vào KgU và Các luật gia tự do để tra soát tài liệu và sau đó chuyển về cho Cộng hòa dân chủ Đức (GDR), các tư liệu này sẽ được dùng trong những chiến dịch truyền thông.

4 Vai Tro Cua Cia Trong Chien Tranh Lanh O Dong Duc

Hàng loạt thiết bị nghe lén và ghi âm được CIA bí mật lắp đặt bên trong Địa đạo Berlin. Ảnh nguồn: Bundesarchiv Bild; photo by Peter Heinz Junge.

Âm mưu phá hoại ngầm của CIA

CIA không ngừng nỗ lực tìm ra các chiến thuật để đáp trả những cuộc tấn công dạng này. Một trong những biện pháp đó là thuê một luật sư quen thuộc nhằm bảo vệ KgU và ngầm đe dọa những vụ kiện phỉ báng chống lại các tờ báo và tạp chí. Một dạng thức phòng thủ khác là cải tiến những cách thức che đậy nhằm bảo vệ tính bí mật của các hoạt động mật.

CIA đã thử nghiệm với một trong những dự án của mình là LCCASSOCK khi đào sâu vai trò xuất bản thông thường của một thực thể bí mật đó là Cục Cramer nhằm làm cho nó trở nên trong trắng hơn.

Hay một chiến thuật khác là ngừng tạo ra những phiên bản giả mạo của các ấn phẩm Đông Đức và thay thế chúng bằng cách thức tuyên truyền xem ra khá đơn giản là mô phỏng lối tuyên truyền của GDR như đã thể hiện trong việc gia hạn dự án năm 1956 dành cho LCCASSOCK…

Những cuộc tranh luận tại cơ quan hành pháp Tây Đức trong năm 1957 đã cho thấy FRG đang tiến tới những cuộc điều tra hình sự về những hành động kiểu biệt kích, ít nhất là tồn tại ngay trong KgU. Cuối cùng thì CIA chỉ có vài lựa chọn thay thế. Khi chính phủ Tây Đức từ chối chịu trách nhiệm toàn bộ đối với các hoạt động mật của CIA thì cơ quan này đã chuẩn bị phương án dừng hoạt động.

Theo tài liệu tình báo thì tháng 10/1959, CIA đã ra quyết định đóng cửa KgU tới tháng 6/1959. Nhưng các đặc vụ Mỹ không thể ngồi im. Đầu năm 1959, BOB phát động một chương trình hành động mật có thể làm phức tạp thêm đường lối ngoại giao của Liên Xô.

Dù nhà ngoại giao cấp cao Robert Murphy ủng hộ ý tưởng này, nhưng Ban ước tính quốc gia (BNE – văn phòng phân tích hàng đầu của cộng đồng tình báo Mỹ) của CIA bày tỏ sự ngờ vực. Ngày 15/5/1959, Tổng thống Eisenhower triệu tập một cuộc họp tại phòng Bầu dục nhằm xem xét chương trình hành động. Lúc đó ngài Tổng thống nói rằng ông không hề phản đối ý tưởng của Murphy. Tuy nhiên sau cùng Eisenhower từ chối sáng kiến mật.

Thế nhưng sau đó một hồ sơ có từ tháng 6/1960 của CIA cho thấy Cục Cramer vẫn còn đang hoạt động, điều đó cho thấy sự khó khăn trong việc đóng cửa các hoạt động mật của CIA. Các hoạt động này đã làm gia tăng sự thù địch dẫn đến việc xây dựng Bức tường Berlin trong tháng 8/1961.

Thanh Hải (Tổng hợp)

Nguồn: cand.com.vn


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan