1. Ở Đức người ta không thể hiện chủ nghĩa yêu nước ngoài miệng, mà là niềm tự hào dân tộc thẳm sâu trong tâm khảm.
2. Khi người Đức gặp mặt họ thường chào hỏi bằng câu: “Allesin Ordnung” nghĩa là “Mọi thứ ổn chứ”?
3. Mỗi lần họp đến 6h chiều mà vẫn chưa xong, ông Roberts sẽ nhìn đồng hồ rồi nói: “Tôi phải báo cáo cho chính phủ của tôi bây giờ”. Đối với người Đức, người vợ trong nhà là “chính phủ”, cô ấy quản việc ăn ở đi lại của anh ta.
4. Một trong những câu nói cửa miệng của người Đức là: “Để tôi xem xem ghi chú đã nhé”.
5. Trong công việc, người Đức năng nói ý tứ, đối với người xa lạ, họ rất ít “tự nhiên như người nhà”, phải đợi 2 đến 3 tháng sau, những lời chào hỏi mới dần dần trở nên hòa đồng hơn. Một vài đồng nghiệp người Đức của tôi suốt 7 năm qua, khi xưng hô với tôi họ luôn cẩn thận gọi tôi là “Cô”.
6. Tàu điện ngầm ở Đức không có cửa ngăn và cửa kính đề phòng những người trốn vé.
7. Trên tàu điện ngầm ở Đức, mọi người không lướt web trên điện thoại di động, họ nâng một cuốn sách đọc trong yên lặng.
8. Nhà vệ sinh tại khách sạn và nhà lớn chính phủ đều có 2 cuộn giấy vệ sinh, một cuộn đặt trong hộp, một cuộn khác để dự phòng.
9. Nhà thờ lớn Cologne hùng vỹ không máy ảnh nào có thể chụp nổi đã được tu sửa cách đây 600 năm. Nhà thiết kế ban đầu sớm đã suy nghĩ về toàn bộ các chi tiết của kiến trúc khổng lồ này, trải qua vài trăm năm sau, ý tưởng thiết kế này vẫn được tiếp nối đến nay, hơn nữa tín ngưỡng Cơ đốc giáo vẫn luôn tồn tại tới ngày nay.
Trải qua bao thăng trầm tín ngưỡng Cơ đốc giáo vẫn luôn là tín ngưỡng chân chính của người Đức. (Ảnh: pinterest.com)
10. Có thực là người Đức dùng cốc phân vạch để uống nước không? Khi tình cờ bước vào phòng bếp, bạn sẽ thấy được từng xấp từng xấp khăn lau gọn gàng, sạch sẽ, trắng muốt như đậu phụ, và từng dãy từng dãy những vật đựng đồ ăn cũng đều có khắc vạch rõ ràng và được dán nhãn. Bạn mới thấy thái độ đối đãi nghiêm túc với cuộc sống của dân tộc này thật khó có thể tưởng tượng nổi.
11. Khi lái ô tô trong nội thành, tốc độ không được phép vượt quá 50 km/h. Cũng có người nói vui rằng: Nếu 12h đêm mà vẫn có có người đợi đèn đỏ trên đường, thì đó nhất định là người Đức.
12. Xe chạy trên đường ở Đức vĩnh viễn đều là xe sản xuất nội địa. Ý thức xếp hàng của người Đức thì không ai bằng, không có người Đức nào giống như du khách Trung Quốc thà không mua túi xách LV tại khu thương mại trên đất Pháp nếu bị hạn chế số lượng mua sắm và bị bắt phải xếp hàng.
13. Trong nhà hàng, khi người Đức dùng cơm xong thì không cần thay khăn trải bàn, khi họ ăn một giọt dầu cũng không rơi rớt lại.
14. Quần áo cũ không thể cũ hơn nhưng cái cúc áo vẫn còn mới y nguyên. Vì vậy có câu nói đùa rằng: Ở Đức, cúc áo có tuổi thọ còn dài hơn một cuộc hôn nhân.
15. Cái kìm, cái vặn vít, cái búa, cờ lê, giá đỡ bằng hợp kim nhôm… khi nhàn rỗi hầu hết đàn ông Đức sẽ lật những đồ gia dụng ra sửa sang lại. Họ cũng có thể tự tay làm cho con mình một con ngựa gỗ độc nhất vô nhị, thậm chí nếu không gian rộng hơn, có thể làm một ngôi nhà gỗ cho người thân.
16. Bà của Maya (Maya là tên người phụ nữ Đức) tự tay xếp lại tủ quần áo: ga trải giường, khăn mặt được xếp gọn gàng từng lớp một. Chúng được xếp ngăn nắp chỉnh tề, cẩn thận tỉ mỉ, không mảy may dính một hạt bụi.
17. Quầy bán vé cung cấp miễn phí lịch trình của tàu lửa, xếp theo thứ tự chữ cái, mỗi một thành phố xếp thành một tờ. Từ 1h sáng đến tận khuya 24h, họ liệt kê chi tiết điểm đến và thời gian biểu mỗi chuyến tàu ở cả hai hướng. Họ còn ghi rõ mỗi chuyến tàu có toa phục vụ đồ ăn hay không, có thể mang theo xe đạp hay không, có giường nằm, hoặc cung cấp cà phê hay không. Điều quan trọng nhất là ở đây không có từ “trễ giờ”.
18. Trước khi sử dụng đồng Euro, từ đồng 1 Pfennig cho tới đồng 1 Mác đều được trang trí bởi những bức tranh như cây cỏ, hoa lá. Phía sau đồng 50 Pfennig có bức tranh một cô gái xinh đẹp đang trồng cây sồi. Đức là quốc gia eo hẹp về tài nguyên, mùa đông họ tình nguyện chịu lạnh, chứ cũng không muốn chặt cây để sưởi ấm. Họ thường nói: “Đi vào rừng rậm, giống như một con thú bị thương, càng ẩn mình nó sẽ càng sớm chữa lành vết thương”.
Là đất nước phát triển nhưng người nước Đức rất yêu thiên nhiên. (Ảnh: ofotravel.com)
19. Ngày đầu tiên Leo nhập học năm thứ nhất trong một trường đại học, anh nhận được một cuốn nhật ký bảo vệ môi trường. Trang bìa là một màu xanh biếc, phía trên có một cánh rừng, một thảo nguyên, một thảm cỏ hay những cánh đồng hoang dã. “Tuần đầu tiên, mình đã quyên góp 1 Mác tiền tiêu vặt cho việc bảo tồn loài hạc xám sắp bị tuyệt chủng. Tuần 2, mình ngủ quên tắt đèn, đã gây lãng phí một lượng lớn điện, quả thực không đáng. Tuần 3, trong giờ học vẽ mình đã xé 3 tờ giấy trắng, thầy giáo nói rằng để sản xuất giấy cần phải tiêu hao gỗ và một lượng nước lớn, mình cảm thấy thật hổ thẹn”.
20. Vô luận là thành phố hiện đại hay là thị trấn vùng thôn quê, kiểu dáng, tạo hình, công dụng và màu sắc thùng đựng rác của từ khắp các con phố ngõ hẻm trên toàn quốc đều thống nhất với nhau. Chúng có bốn màu, bốn ô ngăn và được ghi tiêu đề rất bắt mắt như ngăn nào để thuỷ tinh, giấy, hộp trái cây và vật liệu đóng gói, ngay cả trẻ nhỏ cũng không thể nhầm lẫn.
21. Tháng 4 năm 1911, đập thuỷ điện Long Thạch được xây dựng trên sông Đường Lang thuộc hồ Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tiến hành phát điện. 100 năm qua, nó vẫn đang cung cấp điện cho thôn trại lân cận. Tua bin, máy phát điện và tủ biến áp của trạm điện này đều là sản phẩm của công ty Tây Môn Tử của Đức.
22. Căn cứ theo tiêu chuẩn thi công của Đức, trong phạm vi 3 mét xung quanh những linh kiện đã lão hóa sẽ được chuẩn bị phụ tùng thay thế trong một nhà kho nhỏ. Tháng 7 năm 2010, công nhân của công ty xây dựng Thanh Đảo căn cứ theo đề xuất của một người bạn người Đức, đã tìm thấy linh kiện dự bị là túi vải chứa dầu từ 100 năm trước tại cống ngầm trong thành phố cổ. Đồng thời, cầu tàu Thanh Đảo do người Đức chế tạo nằm ở phía đông cổng xả lũ vẫn đang hoạt động bình thường.
23. Một chương trình truyền hình ở Đức đã đặt 2 buồng điện thoại công cộng ở trên một con phố, một buồng đề là “Nam”, một buồng đề là “Nữ”. Sau đó nhân viên công tác sẽ ẩn mình trong bóng tối quan sát tình hình tuân thủ trật tự của người Đức. Suốt cả một ngày trời như vậy, mọi thứ đều rất có trật tự, đàn ông vào buồng điện thoại ghi là “Nam”, phụ nữ vào buồng điện thoại ghi “Nữ”, không hề nhầm lẫn dẫu một buồng trống, còn một buồng thì đang xếp hàng chờ đợi. Đúng khi nhân viên trực ban chuẩn bị về thì đột nhiên xuất hiện một trường hợp đặc biệt. Một người đàn ông sau 5 phút chờ đợi người phía trước nói chuyện điện thoại, cuối cùng ông đã không thể nhẫn nại mà bước vào buồng điện thoại của nữ. Anh nhân viên như bắt được vàng, vội vàng chạy tới phỏng vấn, hoá ra đó là một người Pháp.
Người Đức có tính kỷ luật có thể xếp vào hàng đầu thế giới. (Ảnh: pixabay.com)
23 tiểu tiết khiến ai nấy đều khâm phục, đáng để mọi người tham khảo và học hỏi! Đồng thời chúng ta cũng cần ngẫm lại xem, một nền văn hoá giáo dục và chế độ như thế nào đã tạo nên một dân tộc như vậy?
Nguồn: Dkn.tv
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC