Trong 6 năm nuôi 2 đứa con ở Đức, người mẹ Mỹ nhận ra dân tộc này cho trẻ tự do từ rất sớm, nhằm tạo ra sự linh hoạt và chịu trách nhiệm.
Khi nhà báo Sara Zaske chuyển tới Berlin sống cùng gia đình vài năm trước, cô nhận ra vài sự khác biệt ở các bậc cha mẹ Đức. Họ không lảng vảng bên con. Họ không theo sau đứa trẻ trên sân chơi, hay can thiệp khi chúng đánh nhau. Họ để chúng đi đến các nơi một mình, chơi với dao và diêm.
Quá ấn tượng bởi sự khác biệt văn hóa này, Zaske đã viết một cuốn sách về những năm nuôi con mình ở đây.
Trong cuốn: “Achtung Baby: An American Mom on the German Art of Raising Self-Reliant Children”, cô mô tả sự tự do mà cha mẹ Đức dành cho con đã giúp chúng độc lập, chịu trách nhiệm, tự chủ từ rất sớm. Cô cũng tin rằng các bậc cha mẹ nên thư giãn, bớt kiểm soát, và những đứa con của họ vẫn sẽ ổn thôi, thậm chí còn tốt hơn.
Peg Oliveira, nhà tâm lý học phát triển và giám đốc điều hành của Viện Gesell về phát triển trẻ em ở New Haven, bang Connecticut (Mỹ) đồng ý rằng ở Đức, cũng như ở nhiều nền kinh tế phát triển khác, trẻ em được nuôi dưỡng với tự do nhiều hơn, và mang lại lợi ích là trẻ tự lực hơn.
Tuy vậy, bà cũng bổ sung rằng đây không phải là vũ khí tối thượng. “Nó không phải là công thức chung và áp dụng tốt ở nơi này thì sẽ tốt cho nơi khác”.
Dưới đây là một số cách đơn giản để giúp con bạn tự lực hơn theo cách của người Đức:
1. Đừng can thiệp mọi cuộc tranh cãi
Theo Viện Gesell, lên 4 tuổi, hầu hết trẻ đã có vốn từ vựng và độ trưởng thành đủ để nêu ý kiến bất đồng với các bạn cùng tuổi. Vì thế, nếu lần tới đứa con 5 tuổi của bạn phàn nàn rằng anh em của bé hay bạn cùng lớp không cho bé chơi chung, hoặc tranh lượt chơi với bé, thay vì đứng ra phân giải, bạn hãy hỏi: “Con có nghĩ hai con có thể tự giải quyết được không?” (Tất nhiên, bạn nên can thiệp nếu chúng đánh nhau).
2. Để trẻ gọi món cho mình trong nhà hàng
Tất nhiên, bạn tự gọi món sẽ nhanh và dễ dàng hơn, nhưng hãy cưỡng lại cám dỗ này. Hãy để con nói với người phục vụ điều chúng muốn, bạn sẽ cho trẻ thấy bạn tôn trọng chúng như một người độc lập, và tin chúng có thể tự mình làm mọi việc, xây dựng sự tự tin cho trẻ.
3. Kiềm chế thôi thúc dõi theo con thường xuyên
Để phát triển sự độc lập ở trẻ, hãy cho trẻ tự do về mặt thể chất. Bước đầu tiên, lần tới đưa con ra sân chơi, cha mẹ hãy ngồi ở bên lề, nơi con có thể nhìn thấy bạn, thay vì theo chúng đi vòng quanh.
Tiến thêm bước nữa, hãy để trẻ tự đi các nơi một mình (ví dụ đi bộ hoặc đạp xe đến trường gần nhà). Chỉ đi cùng trẻ trong lần đầu tiên khi trẻ đến nơi mới. Hoặc cha mẹ đi cùng cho con đến khi chúng thoải mái để đi một mình.
Dạy trẻ cách sang đường an toàn và điều cần làm khi có người lạ tiếp cận. Tất nhiên, tốt hơn là hãy để trẻ đi cùng bạn bè hoặc anh chị em.
4. Đừng lên kế hoạch mọi nơi mọi lúc
Cho phép trẻ có những thời gian rảnh rỗi, không làm gì cả (mà không có thiết bị điện tử bên cạnh), đừng lo lắng chúng sẽ buồn chán. “Hãy để chúng buồn chán”, Zaske nói. “Buồn chán là quan trọng – bởi khi đó trẻ sẽ sáng tạo và khám phá điều chúng muốn”.
Tại Berlin, trường mẫu giáo của con gái Zaske thậm chí còn bỏ hết đồ chơi khỏi lớp học trong 3 tháng, để buộc trẻ phát huy trí tưởng tượng của mình. “Nếu trẻ luôn được dặn phải làm cái này, cái kia, chúng sẽ không bao giờ học được cách độc lập”.
Tiến sĩ Tine Pahl, nhà tâm lý học phát triển gốc Đức, từng sống ở thành phố Jersey (Mỹ) đồng ý điều này. Bà quan sát thấy rất nhiều bệnh nhân trưởng thành trẻ tuổi của mình bị ảnh hưởng vì cha mẹ chăm chút quá mức khi còn nhỏ. Nhiều người trong số họ vật lộn với các nhiệm vụ khi trở thành người lớn.
Bản thân Pahl đã để con trai học được sự trưởng thành bằng việc để cậu bé ở nhà một mình trong các khoảng thời gian ngắn từ khi bé lên 8.
5. Khi trẻ thể hiện sự tự lực, hãy khen ngợi
Theo vnexpress.net
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC