Đại hội Công giáo năm nay tại Münster đã có sự góp mặt của những vị khách cấp cao như Thủ tướng Angela Merkel hay Tổng thống Frank-Walter Steinmeier. Sự kiện này diễn ra từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 5.
Kể từ năm 1950, cứ 2 năm đại hội này lại được tổ chức tại những thành phố khác nhau của Đức, thu hút 10 ngàn người theo Kitô giáo và cả những người ngoại đạo đến từ Đức và nhiều nơi khác. Được tổ chức xen kẽ hàng năm với Đại hội Tin lành (Kirchentag), năm 2016 Đại hội Công giáo đã diễn ra tại Leipzig, 2 năm trước đó là ở Regensburg.
Mục đích của sự kiện 5 ngày này là nhằm thể hiện mối liên hệ giữa Công giáo và cộng đồng, đồng thời là dịp để mọi người cùng cầu nguyện, thảo luận và ăn mừng. Khẩu hiệu của đại hội 2018 là “Tìm kiếm hòa bình”.
Đại hội năm nay có sự góp mặt của các nhà lãnh đạo cấp cao trong đó có Angela Merkel.
1. Lịch sử Công giáo tại Đức
Công giáo tại Đức có một lịch sử lâu đời
Lịch sử Công giáo ở đất nước này bắt đầu từ những giai đoạn sơ khai nhất của Kito giáo từ trước thế kỉ 5.
Kito giáo bắt đầu được truyền dạy ở Tây Đức, bị kiểm soát bởi người La Mã và các nhà ngoại giáo của nước này.
Sau đó, Kito giáo bắt đầu lan truyền khắp nước Đức khi những nhà truyền giáo từ Scotland, Ireland và Anh đặt chân đến. Sau khoảng 800 năm truyền đạo, trước thế kỉ 13, phần lớn nước Đức đã theo Kito giáo.
Khoảnh khắc quyết định trong lịch sử của Nhà thờ Công giáo La Mã xảy ra khi Charlemagne được Giáo hoàng trao ngôi vua vào thời Trung Cổ. Charlemagne là nhân vật chủ chốt trong nỗ lực thống nhất Kito giáo.
Khi Công giáo trở thành tôn giáo chiếm lĩnh trong Đế chế La Mã Vĩ Đại, Nhà thờ chiếm quyền lực chủ yếu trong thời kì này; rất nhiều phát triển đáng kể đã diễn ra, định hình cho lịch sử không chỉ của riêng Đức mà còn của cả châu Âu xét về mặt tôn giáo.
Lỗ hổng quyền lực bắt đầu xuất hiện khi Martin Luther châm ngòi cuộc Cải cách vào 500 năm về trước.
Ở thời điểm đó nhà thờ Công giáo tuy đã đánh mất nhiều vai trò chính trị nhưng vẫn sở hữu lượng tài sản khổng lồ.
2.Tôn giáo phổ biến nhất ở Đức là...
Bởi Đức thường được biết đến như quốc gia của Đạo Tin lành, nhiều người chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Công giáo là tín ngưỡng phổ biến nhất ở đây.
Theo số liệu mới nhất từ năm 2016, t có 23,6 triệu người Đức theo đạo Công giáo, vượt qua con số 21,9 triệu người người theo Đạo Tin.
Người Hồi giáo chiếm khoảng 5%, và người theo Do Thái giáo chiếm 0,1% dân số nước này.
Khoảng 35% dân số còn lại của Đức thuộc giáo phái khác hoặc không theo đạo.
3. Những con chiên không hẳn là ngoan đạo
Mặc dù 30% người Đức đặt niềm tin tín ngưỡng vào Công giáo, số liệu dưới đây lại không phản ánh tỉ lệ người Công giáo có hoạt động tín ngưỡng tích cực.
Tỉ lệ đi nhà thờ cho thấy những người Công giáo khắp nước Đức không thực sự mang niềm tin tín ngưỡng vì chỉ khoảng 10% người theo đạo đến nhà thờ vào những ngày Chủ nhật.
Ngày càng ít đám cưới được tổ chức tại nhà thờ. Từ năm 2010 đến 2015, số lượng lễ cưới của người Công giáo tổ chức trong nhà thờ giảm 8%. Nếu vào những năm 1980 có khoảng 110,000 lễ cưới trong nhà thờ mỗi năm, thì đến năm 2016, con số này chỉ còn 43,610.
Ngày càng nhiều con chiên cũng đang rời bỏ Nhà thờ, với số lượng trung bình 167,000 người mỗi năm trong giai đoạn 2010-2015.
Gần đây nhất vào năm 2016 đã có 162,093 người rời Nhà thờ. Tuy nhiên, con số này còn thấp hơn nhiều so với số lượng 217,716 người vào năm 2014.
Nói đến lễ rửa tội, từ 2011, số người tham gia lễ rửa tội của Công giáo ở mức ổn định hoặc tăng nhẹ.
Nếu vào những năm 1980 có khoảng 110,000 lễ cưới trong nhà thờ mỗi năm, thì đến năm 2016, con số này chỉ còn 43,610.
4. Số lượng nhà thờ Công giáo và Tin lành tuy giảm nhưng vẫn thu về hàng tỉ euro
In 2016 the Catholic Church collected €6.1 billion in church tax - just a wee bit more than the Protestant Church which collected €5.5 billion.
Năm 2016, Nhà thờ Công giáo thu về 6,1 tỉ euro tiền thuế thu từ các thành viên, nhiều hơn số tiền 5,5 tỉ euro của Nhà thờ Tin lành. Loại phí này được ban hành tại Đức kể từ năm 1919.
Với những thành viên có thu nhập trên mức trung bình, họ phải đóng khoản tiền tương đương với 9% thu nhập. Tiền được dùng để chi trả cho các hoạt động, nhân viên nhà thờ, trung tâm chăm sóc trẻ và các cơ sở khác.
5. Số lượng nhân công trong các nhà thờ lớn thứ 2 cả nước
Sau chính phủ, các nhà thờ Công giáo và Tin lành có tổng số lượng nhân công lớn thứ hai cả nước. Hơn 1 triệu người được tuyển dụng vào làm trong các tổ chức từ thiện, trường mầm non, nhà dưỡng lão, bệnh viện và các trung tâm công tác xã hội.
Nghiên cứu 2005 dự tính tổng lợi nhuận các nhà thờ thu được là 125 tỷ Euro, so với 230 tỷ Euro lợi nhuận mà Volkswagen, nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Đức kiếm được.
6. Đại hội Công giáo 2018 tiêu tốn 9.4 triệu Euro
Trong số 9,4 triệu euro chi cho Đại hội, khoảng 2 triệu euro là đóng góp của chính phủ liên bang.
Trong số 9,4 triệu euro chi cho Đại hội, khoảng 2 triệu euro là đóng góp của chính phủ liên bang. Thành phố Münster chi 1 triệu euro, giáo phận Münster chi 1,5 triệu Euro. Trong khi đó, Hiệp hội Giáo phận Đức đóng góp 1 triệu euro.
Đơn vị tổ chức, Ủy ban Trung Ương Công giáo Đức (ZdK) hy vọng sẽ có được 3,6 triệu euro doanh thu từ vé bán, quyên góp, và bán hàng.
Mỗi vé tham dự đại hội theo mùa, bao gồm cả phí đi lại, có giá 87 Euro. Cho đến nay đã có khoảng 50, 135 vé được bán, 719 trong số đó là từ người nước ngoài. Ước tính sẽ có thêm 21,500 du khách mua vé tham dự.
Khoảng 100 sự kiện được tổ chức bao gồm các buổi hội thảo cho tới hòa nhạc trên 100 đại lộ trải khắp Münster, bao gồm cả 22 nhà thờ, 14 sân khấu và 300 căn trại.
Có 57,000 chiếc bánh mì và 25 lít rượu nhà thờ (tượng trưng cho máu của chúa Jesu) luôn sẵn sàng phục vụ bất cứ ai muốn cử hành Thánh lễ theo truyền thống.
Để phục vụ bữa sáng, có tổng cộng 27,000 chiếc bánh, 2,700 lít sữa, và 450 kilogam mứt cũng đã được chuẩn bị.
Hồng Anh - Tạp chí NƯỚC ĐỨC
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC