Các siêu thị hiện đại tại Đức đầy ắp hàng hóa luôn thúc đẩy ham muốn, làm bạn trở thành tín đồ mua sắm vượt qua khả năng của bản thân, để kiểm soát được tình hình, bạn cần lưu ý các việc sau.
1. Sổ chi thu cá nhân
Hãy ghi chép cụ thể từng mục chi tiêu cá nhân (ngay cả tiền mua vé đi xem phim hay tiền cà phê) và các khoản thu (tiền lương, các khoản tiền hỗ trợ khác) trong vòng một tháng.
Các mục chi phí háng năm như tiền bảo hiểm cũng cần phải được tính. Vào cuối tháng bạn có thể nhận rõ là đã chi tiêu quá khả năng hay đã tích kiệm được một khoản tiền.
2. Tích kiệm một khoản tiền dự trữ cho những trường hợp cấp bách
Để tránh gặp phải khó khăn về mặt tài chính, khi có những khoản chi phí bất ngờ không dự tính trước ví dụ như phải mua máy giặt mới vì máy cụ bị hỏng, bạn nên tích kiệm một khoản tiền dự trữ.
Đó là lời khuyên của chuyên gia tài chính của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Bang Nordrhein-Westfalen bà Stephanie Heise.
Ví dụ như thường xuyên chuyển một khoản tiền vào tài khoản tích kiệm.
3. Tránh tiêu lạm tiền trong tài khoản.
Tránh tiêu lạm tiền trong tài khoản (Dispo- tiền được phép chi âm trong tài khoản).
Trong trường hợp tài khoản của bạn ở mức âm một thời gian dài, thì bạn nên liên hệ với ngân hàng của mình để có một khoản vay tín dụng.
Hãy giảm giới hạn mức tiền Dispo (khoản tiền âm trong tài khoản) để tránh các khoản nợ mới.
4. Tránh mua hàng với các khoản „vay tín dụng không phải trả lãi“
Những ai mua hàng, dù không có đủ khả năng tài chính, thường nhanh mất khả năng điều chính nguồn tài chính của mình. Ngay cả trong trường hợp mua hàng trả góp hàng tháng với khoản vay típ dụng không phải trả lãi.
Bạn chỉ nên mua hàng theo phương pháp trả góp trong trường hợp khả năng tài chính cá nhân có thể chi trả khoản tiền trả góp hàng tháng này. Điều quan trọng cần lưu ý: Các hình thức dịch vụ này thường có các „cạm bẫy“.
Thông thường trong các trường hợp „vay tín dụng không phải trả lãi“ bạn phải mua các khoản bảo hiểm tài chính hay bảo hiểm kéo dài thời gian bảo hành.
Các khoản dịch vụ này thường rất đắt đỏ.
5. Giảm chi phí
Sổ chi thu cá nhân sẽ giúp bạn trong mục này. Hãy xem toàn bộ các khoản chi phí cá nhân và kiểm tra xem liệu có thể bỏ những khoản chi phí không cần thiết nào, ví dụ như các khoản phí thành viên câu lạc bộ, hiệp hội v.v .
Hãy cắt hợp đồng các loại bảo hiểm không cần thiết ví dụ bảo hiểm khi bị vỡ kính, bảo hiểm cho điện thoại di động, bảo hiểm hành lý v.v.
Bên cạnh đó có thể tích kiệm bằng cách thay đổi các nhà cung cấp (ví dụ như bảo nhà, bảo hiểm ô tô).
6. Trả các khoản nợ
Trước khi nghĩ tới khoản tiền dự trữ tích kiệm, bạn nên hoàn trả các khoản nợ hiện có. Vì tiền lãi của các khoản vay tín dùng thường cao hơn là tiền lãi dành cho tiền tích kiệm gửi nhà băng.
7. Giảm thiểu các khoản chi
Nhưng ai còn chi trả cho các khoản bảo hiểm nhân thọ, tuy nhiên khả năng tài chính không đủ để có thể chi trả hàng tháng: Nên xin tạm ngừng đóng khoản bảo hiểm hàng tháng, tuy nhiên không nên cắt hợp đồng.
8. Nên lập danh sách mua sắm khi đi mua hàng
Nên đi mua sắm với một danh sách mua sắm. Như vậy, bạn có thể tránh các khoản mua sắm ngoài dự tính.
Tác giả: Đặng Hà Ngọc Mai/Thời Báo
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC