Người Việt vốn có truyền thống ham học. Đến nước Đức dù gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Đặc biệt là vấn đề ngôn ngữ nhưng so với cộng đồng người nước ngoài ở Đức, học sinh Việt Nam được đánh giá cao nhờ vào kết quả học tập tốt.
Gây kinh ngạc cho chính cả phụ huynh người Đức và những người quan tâm tới vấn đề giáo dục.
Tại Đức, bằng tốt nghiệp phổ thông Abitur là chìa khoá để bước vào cánh cổng đại học theo con đường ngắn nhất không phải trải qua kỳ thi tuyển như ở Việt nam, nhưng để có kết quả này con cái chúng ta cũng cần rất nhiều nỗ lực.
Sơ lược về giáo dục tổng quan của Đức
“Giáo dục ở Đức” là một hệ thống bao gồm chăm sóc từ mầm non đến tuổi trưởng thành. Trọng tâm tập trung giáo dục với mục đích đạt được cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Trong quá trình giáo dục, học sinh là trung tâm chủ thể đối tượng. Abitur, viết tắt là “Abi” biểu thị bằng cấp học cao nhất cho cấp học phổ thông 12 hoặc 13 năm tuỳ từng bang của học sinh Gymnasium.
Bằng tốt nghiệp trung học này đủ điều kiện làm giấy thông hành vào các trường đại học, cao đẳng. Trừ một số trường tuyển sinh lấy điểm cao như trường Y vì đầu vào cao hơn nên sẽ lấy điểm chuẩn cao hay các trường mỹ thuật cần thêm điểm thi năng khiếu. Nói thế không có nghĩa là điểm thấp thì không có cơ hội mà cần chờ đợi lâu hơn.
Hệ thống giáo dục thuộc về trách nhiệm của từng bang nhưng được phối hợp qua hội nghị liên bang của các bộ trưởng văn hóa (Konferenz der Kultusminister). Tất cả trẻ em ở Đức đều phải học hết lớp 9 đến 12 năm, một số bang học hệ 13 năm. Bắt đầu từ lớp năm hoặc lớp bảy tuỳ từng bang. Học sinh được phân luồng phù hợp với khả năng của từng cá nhân. Giáo dục trung học bao gồm các bốn loại trường với các mức độ học thuật khác nhau:
Hauptschule (“trường cơ bản”) là loại trường trung học cơ sở thiên về chuẩn bị cho dạy nghề. Kỳ thi tốt nghiệp Hauptschule gọi là Hauptschulabschluss, sau khi học xong lớp 9.
Realschule (“trường thực hành”) có phạm vi học thuật rộng hơn và bắt đầu từ lớp 5 hoặc lớp 6 tùy từng bang đến hết lớp 10 hoặc lớp 11. Ở một số tiểu bang học sinh phải đủ điểm hoặc qua kỳ thi tuyển sinh mới được vào học.
Gynasium (“trường khoa học” người Việt hay gọi là trường chuyên) dành cho học sinh chuẩn bị tham gia giáo dục đại học. Để được vào học ở đây, ở một số tiểu bang học sinh phải đủ điểm chuẩn thường là 2.00 hoặc qua kỳ thi tuyển sinh mới được vào học. Nếu được tuyển, học sinh được học liền một mạch từ lớp 5 hoặc lớp 7 đến lớp 12, lớp 13 tùy bang. Kết thúc là kỳ thi tốt nghiệp Abitur.
Gesamtschule là loại trường trung học tổng hợp các loại hình nói trên. Trường Gesamtschule có thể tổ chức chương trình tiền đại học cho học sinh ưu tú, chương trình phổ thông cho học sinh trung bình và chương trình đơn giản cho học sinh ít có khả năng hơn.
Hệ thống này có sự phân định khá rạch ròi ngay từ đầu trung học, trong đó chỉ có luồng hàn lâm (Gymnasium) lấy bằng tốt nghiệp Abitur mới dẫn trực tiếp đến đại học tổng hợp (Universität) còn hai luồng kia vào các trường đại học khoa học ứng dụng (Fachhochschule) hoặc các trường đào tạo nghề.
Thi tốt nghiệp phổ thông trung học toàn quốc (thi bằng Abitur)
Abitur vừa là kỳ thi tốt nghiệp vừa là tổng điểm các môn dựa vào quá trình học lớp 11 và lớp 12. Kỳ thi tốt nghiệp được tính 50% số điểm. Tổng điểm của cả lớp 11 và lớp 12 là 50%. Vì thế để có bằng Abitur, học sinh không chỉ trải qua một kỳ thi mà trong quá trình học đã có những ảnh hưởng nhất định. Trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học toàn quốc (thi bằng Abitur), mỗi học sinh phải trải qua hai hình thức: thi viết và thi nói.
Thi viết: Ở hầu hết các tiểu bang, số môn thi viết là bốn, các môn thi bắt buộc là Toán và Văn, hai môn còn lại phải là: Một môn xã hội và một môn tự nhiên. Các em có quyền lựa chọn trong số các môn: Sử, Địa, Lý, Hóa, Sinh vật v.v. Tùy theo từng môn, thời gian làm bài thi từ 210 đến 310 phút. Cũng có vài tiểu bang, học sinh thi viết bắt buộc nhẹ nhàng hơn. Ba môn thi viết là Văn, Toán và Ngoại ngữ.
Thay vào đó, họ tổ chức “bài kiểm tra lớn” vào mỗi học kỳ của lớp 11 và 12.
Luân phiên các bài “kiểm tra lớn” là những môn: Lý, Hóa, Sử, Địa, Sinh vật. Các điểm kiểm tra lớn này rất quan trọng và được ghi vào học bạ của học sinh.
Thi nói: Là hình thức kiểm tra kiến thức chung của học sinh, khả năng hiểu và đánh giá một đề tài trong thời gian ngắn. Sau khi nhận đề thi, học sinh sẽ có 30 phút để đọc và ghi chép tóm tắt nội dung của bài thi. Hai giáo viên sẽ đặt ra các câu hỏi tự do xung quanh chủ đề thi. Qua câu trả lời của học sinh, các thầy cô sẽ đánh giá được khả năng phản ứng và giao tiếp của thí sinh. Sau khoảng 10-15 phút hỏi và đáp, hai giáo viên sẽ thảo luận, nhất trí cho điểm chính xác và khách quan.
Giáo dục ở Đức thuộc thẩm quyền của các bang ở Đức, nên có sự khác biệt trong Abitur từ bang này sang bang khác. Nhưng quy định chung là “Yêu cầu kiểm tra thống nhất trong kỳ thi Abitur” (EPA) được Hội nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hóa đồng ý, áp dụng trên toàn quốc. vì nó cần cả một quá trình học tập nghiêm túc, chăm chỉ mới đạt được kết quả. Từ đây cánh cửa các trường đại học sẽ mở đón chào sinh viên, chắp cánh cho nhiều hoài bão lớn lao hơn.
Mai Anh Kiệt
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC