Cây thông, ông già tuyết, vòng hoa… là những biểu tượng của mùa giáng sinh, không phải ai cũng biết được rằng, những mòn đồ trang trí ấy lại mang nhiều ý nghĩa.
Vòng lá giáng sinh
Vòng lá giáng sinh là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí – dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Phái Lutheran ở Đức vào thế kỷ 16 để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.
Vòng lá giáng sinh
Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hi vọng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím – màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).
Cây Noel
Theo truyền thuyết, ngay từ 2000 đến 1200 trước Công nguyên đã có tục lệ trưng bày cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của mặt trời. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Ngày 24 tháng 12 nhằm tiết Đông chí được đặt tên là tùng bách (épicéa). Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi trái, hoa và lúa mì. Đó có thể chính là nguồn gốc của cây thông noel ngày hôm nay.
Một truyền thuyết khác kể rằng vào một đêm Noel đã rất lâu rồi, có một người tiều phu đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi, mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho ngủ yên giấc qua đêm. Buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hóa ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây thông xinh đẹp ấy để thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng.
Cây thông Noel không thể thiếu trong dịp Giáng sinh
Thiệp Giáng sinh
Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép mọi người dân đều được gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.
Quà Giáng sinh
Trong dịp Giáng sinh, người ta luôn chú ý đến những món quà giáng sinh ý nghĩa dành cho các thành viên trong gia đình cũng như bạn bè. Đối với một số người, những món quà Giáng sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu, món quà mà Thiên chúa đã ban tặng cho con người.
Ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông Giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất hay bên dưới những gốc cây thông noel.
Làm hang đá
Hang đá giáng sinh
Việc làm hang đá không phải đã có ngay từ khi lễ Giáng sinh được thiết lập, mà mãi sau này người ta mới có phong tục ấy. Khi thánh Phanxicô assi (Người Ý), người sáng lập dòng Phan Sinh, được Giáo hoàng Hêmôriô III phê chuẩn Luật dòng. Từ niềm vui đó, Ngài muốn có một món quà dâng lên Chúa Hài đồng. Ngài đã quyết định làm một hang đá, ngày khánh thành hang đá cũng là ngày gần đến lễ Giáng sinh.
Một hang đá thật lộng lẫy mà không mất đi đặc thù hoang dã, đơn sơ nơi Hài nhi đã sinh ra. Ngài cũng đặt 2 con bò vào hang đá. Thánh lễ đêm Giáng sinh, ngài làm tại hang đá. Sau thánh lễ ngài quỳ cầu nguyện trước hang đá, trong khi cầu nguyện, ngài thấy tượng Chúa Hài đồng nhúc nhích, tận mắt chứng kiến phép lạ và một số người được ơn từ hang đá, nơi Chúa Hài nhi Giáng sinh, từ đó hang đá được lưu truyền đến ngày nay.
Ông già Noel
Ông già Noel không phải là nhân vật chính trong ngày lễ Giáng sinh nhưng hình ảnh của ông không thể thiếu vào dịp lễ này. Truyện kể rằng; ông già Noel xuất hiện từ thế kỷ thứ 3 SCN, vào năm 279, ở Thổ Nhĩ Kỳ, có một Giám mục (Nicola) vô cùng tốt bụng. Ông thường giúp đỡ người nghèo, bênh vực phụ nữ và trẻ em. Đến thế kỷ thứ 9, ông được phong là thánh Nicola, thánh bổn mạng của trẻ.
Một hôm, đúng vào đêm Giáng sinh, Thánh Nicola vô tình đi ngang qua nhà của 3 chị em nghèo, họ đang ao ước có tiền để mua bánh mì, củi sưởi và quần áo ấm. Điều ước của các cô gái đã thành sự thực, những đồng tiền vàng do Thánh Nicola ban tặng, từ ống khói rơi trúng vào những chiếc tất mà các cô đang hong khô ở lò sưởi. Từ đó, có tục trẻ em treo tất bên lò sưởi để nhận quà của ông già Noel.
Ban đầu hình ảnh ông già Noel khá đa dạng, tuỳ thuộc vào trí tưởng tượng của người dân mỗi nước. Vào thế kỷ 19, tất cả những hình ảnh này hợp nhất lại trong một hình dáng một ông già vui tươi, mặc áo bông thật dày, ngồi trên xe trượt do 8 con Tuần lộc kéo. Đến thể kỷ 20, cụ thể là năm 1931, một hoạ sĩ Thuỵ Điển tên là Hatdon San Blun đã sáng tạo ra hình ảnh mới về ông già Noel. Ông có má đỏ hồng, râu tóc bạc trắng, mặc bộ quần áo đỏ có viền trắng, hình ảnh này được giữ nguyên đến ngày nay.
Theo Internet
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC