Cách nuôi dạy con của người Đức: Lạ lùng đến khó tin nhưng mẹ Mỹ phải học tập

Cách nuôi dạy con của người Đức: Lạ lùng đến khó tin nhưng mẹ Mỹ phải học tập

Trẻ em Đức thường tự lập từ nhỏ. Các bé có thể đi bộ đến trường hoặc đi xe điện ngầm một mình.

Khi nghĩ đến cách nuôi dạy con của người Đức, không ít người nghĩ ngay rằng họ sẽ nghiêm khắc, độc đoán trong việc cho con biết phải làm gì hay suy nghĩ như thế nào. Tuy nhiên sự thật không phải như vậy. Sara Zaske, tác giả của cuốn sách “Mẹ Mỹ và hành trình nuôi dạy con theo cha mẹ Đức” đã tiết lộ những bí mật đặc biệt trong việc nuôi dạy con cái của cha mẹ Đức.

Trong cuốn sách của mình, Zaske cho biết rằng cha mẹ Đức khuyến khích con cái tự lập từ nhỏ. Họ đặt niềm tin rất lớn và tin rằng trẻ em có khả năng tự quyết định ngay từ khi còn nhỏ. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã chỉ ra những phương pháp nuôi dạy mà bố mẹ nên học hỏi từ người Đức.

1. Để bé chơi theo cách của mình

Zaske kể lại câu chuyện về việc tham gia một bữa ăn ngoài trời với một cặp vợ chồng ở Berlin. Trong khi người lớn chuẩn bị bàn ăn và nói chuyện thì lũ trẻ được thoải mái tự do chơi đùa ở phía xa. Các bậc cha mẹ Đức không quá kiểm soát con cái mà để cho các bé tự do chơi đùa theo cách của mình.

132 1 Cach Nuoi Day Con Cua Nguoi Duc La Lung Den Kho Tin Nhung Me My Phai Hoc Tap

Trẻ em Đức được phép chơi một mình

2. Khuyến khích bé tự làm mọi việc

Một trong những cách mà cha mẹ Đức giúp con cái cảm thấy tự tin là cho phép và khuyến khích bé tự làm mọi thứ một mình ngay từ lúc nhỏ. Trong cuốn sách, Zaske đã gặp một số bậc cha mẹ Đức để cho bé sơ sinh tự ngủ một mình mà không cần hát ru hay dỗ dành. Như vậy bé sẽ học được cách tự đi ngủ mà không cần bố mẹ phải ở bên.

3. Học cách nói “không”

Khi con trai cô gặp một số vấn đề về giấc ngủ trong năm đầu tiên, Zaske đi đến gặp một chuyên gia về giấc ngủ. Cô nhanh chóng nhận thấy rằng con trai không chịu nghe lời mình. Chuyên gia đã khuyên cô nên học cách nói “Không” với con một cách bình tĩnh chứ không phải la mắng con. Nếu bé vẫn còn chống đối và giận dữ, cha mẹ phải đợi và quan sát. Chỉ khi bé bình tĩnh lại thì mới an ủi con.

4. Đi nhà trẻ giúp bé hòa nhập

Mặc dù việc cho con đi nhà trẻ phổ biến ở Đông Đức hơn nhưng việc này thực sự tốt cho con trẻ. Thay vì cảm thấy tội lỗi vì đã gửi con vào nhà trẻ, cha mẹ Đức vui mừng vì con cái đã có thời gian xa gia đình để tự phát triển bản thân và khám phá thế giới xung quanh.

5. Cho phép bé giải quyết các xung đột mình

Một điều quan trọng mà Zaske đã học về nuôi dạy con cái của người Đức là cho bé tự giải quyết các mâu thuẫn xảy ra. Khi bố mẹ để bé tự giải quyết các vấn đề của mình bé sẽ học hỏi được các quy tắc giao tiếp trong xã hội. Thông thường trong các nhà trẻ, giáo viên sẽ nói cho bé hậu quả của các lựa chọn và sau đó cho bé tự chọn cách giải quyết.

132 2 Cach Nuoi Day Con Cua Nguoi Duc La Lung Den Kho Tin Nhung Me My Phai Hoc Tap

Trẻ em Đức phải học cách tự giải quyết các xung đột. (Ảnh minh họa)

6. Không cho bé quá nhiều đồ chơi

Các giáo viên tại nhà trẻ Đức có thể không cho các bé đồ chơi nhằm khuyến khích sự sáng tạo của trẻ. Khi không có đồ chơi sẵn, bé sẽ phải tự nghĩ ra những trò chơi của riêng mình như giả vờ là động vật hay xây pháo đài tưởng tượng. Ngay cả khi bé cảm thấy buồn chán thì điều đó cũng tốt cho bé.

7. Dạy bé các quy tắc nhưng hãy để bé quên đi

Cú sốc lớn nhất với Zaske là việc trải nghiệm cho phép con chơi một mình và tự ra ngoài chơi. Cô gặp khó khăn với vấn đề này nhưng ở Đức rất nhiều cha mẹ cho phép con đi xe đạp hoặc đi bộ đến trường từ 6 tuổi. Cha mẹ sẽ dạy cho con các kiến thức về an toàn và sau đó cho phép bé tự làm mọi thứ một mình.

8. Không sợ nói với bé về các chủ đề khó

Không bậc phụ huynh nào thích nói với con cái về chuyện tình dục nhưng ở Đức trẻ em sẽ được giáo dục giới tính từ rất sớm. Bắt đầu từ 7 tuổi nhà trường đã dạy bé về vấn đề này. Đồng nghĩa với việc cha mẹ cũng phải nói chuyện với con về chủ đề tế nhị này. Mục đích là để bình thường hóa cuộc trò chuyện về giới tính, và giúp bé có các kiến thức an toàn nhất chứ không phải là những chuyện nghe kể từ bạn bè hay trên mạng.

Cha mẹ cũng có thể nói chuyện với con về cái chết. Phụ huynh được khuyến khích hỏi con đã suy nghĩ gì về những thứ xảy ra sau khi chết. Bằng cách này bé sẽ có kết luận của riêng mình.

9. Dạy con tự bảo vệ mình

Cha mẹ Đức khuyến khích con phải biết tự bảo vệ bản thân. Ví dụ khi ai đó động chạm vào con khiến con không thoải mái thì con phải biết từ chối. Đây là một bài học quan trọng giúp bé tránh được xâm hại tình dục.

Theo Lê Ánh (Dịch từ Mom) (Khám phá)


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan