Chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng Deutsche Bank về tài khoản ngân hàng ở Việt Nam

Chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng Deutsche Bank về tài khoản ngân hàng ở Việt Nam

Có 2 cách để thực hiện việc chuyển tiền này: Cách 1 là chuyển tiền trực tiếp ở ngân hàng Deutsche Bank và cách 2 là chuyển tiền online nếu các bạn đã đăng kí chuyển tiền online với Deutsche Bank rồi.

Hôm qua có một bạn hỏi về vấn đề chuyển tiền về Việt Nam.

Bạn ấy hỏi rằng bạn ấy có tài khoản Deutsche Bank và muốn dùng tài khoản Deutsche Bank này để chuyển tiền về Việt Nam ai đã có kinh nghiệm thì xin chia sẻ. Mình đã có chút kinh nghiện trong việc chuyển tiền này nên viết chia sẻ hướng dẫn chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng Deutsche Bank về Việt Nam.

Để việc chuyển tiền qua ngân hàng Deutsche Bank về Việt Nam thực hiện được thì bạn phải là người có tài khoản ở ngân hàng này.

Có 2 cách để thực hiện việc chuyển tiền này: Cách 1 là chuyển tiền trực tiếp ở ngân hàng DB và cách 2 là chuyển tiền online nếu các bạn đã đăng kí chuyển tiền online với DB rồi.

132 1 Chuyen Tien Tu Tai Khoan Ngan Hang Deutsche Bank Ve Tai Khoan Ngan Hang O Viet Nam

Mình xin viết về cách chuyển tiền trực tiếp ở ngân hàng DB.

Khi bạn đã có tài khoản ở ngân hàng DB rồi thì việc các bạn muốn chuyển tiền về Việt Nam sẽ được thực hiện dễ dàng với các bước như sau:

Bước 1:

Phía bên Việt Nam, người nhận cũng phải có 1 tài khoản ngân hàng (ngân hàng nào cũng được) và tài khoản đó phải là tài khoản nhận được ngoại tệ. Việc này đơn giản thôi, các bạn bảo người nhà, lên ngân hàng như VCB hay bất cứ ngân hàng nào, yêu cầu mở 1 tài khoản ngân hàng và nói với họ rằng, tài khoản này phải là tài khoản nhận được ngoại tệ. Sau khi mở tài khoản này, các bạn phải nộp 50 USD vào tài khoản để giữ nó ở chế độ luôn hoạt động. Đây là điều bắt buộc khi mở tài khoản này.

Khi có tài khoản rồi thì bắt đầu tiến hành việc chuyển tiền. Các bạn ra trực tiếp ngoài ngân hàng DB điền vào mẫu yêu cầu để thực hiện việc chuyển tiền.

Bước 2:

Bạn hãy xem lịch làm việc của ngân hàng DB ở gần chỗ bạn nhất, tránh tình trạng ra mà họ không làm việc ấy mà, rồi ra ngân hàng Deutsche Bank (DB) nói với họ việc bạn muốn chuyển tiền về Việt Nam và họ sẽ đưa cho các bạn 1 cái mẫu đơn chuyển tiền. Bạn cầm cái mẫu đơn này ra điền thông tin người gửi, người nhận, gồm cả tài khoản ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, mã code của ngân hàng …

Việc điền thông tin này rất quan trọng, vì thế các bạn hãy điền chính xác. Yêu cầu các bạn phải biết mã BIC hay còn gọi là SWIFT code của ngân hàng mà người nhà các bạn dùng để bạn gửi tiền về ấy. Vì mỗi ngân hàng có mỗi mã khác nhau, vậy nên các bạn phải có cái mã này trước nhé. Muốn có cái này thì khi người nhà đi mở tài khoản ngoại tệ, dặn hỏi luôn thông tin này, hoặc các bạn tìm trên google cũng được nhưng các bạn phải đối chiếu tránh tình trạng xem qua loa dễ bị sai lầm.

Bước 3:

Các bạn điền thông tin vào cái mẫu đơn theo cái hình mình đã vẽ và ghi chú nhé.

132 2 Chuyen Tien Tu Tai Khoan Ngan Hang Deutsche Bank Ve Tai Khoan Ngan Hang O Viet Nam

Sau khi các bạn điền thông tin xong thì nhân viên sẽ yêu cầu kiểm tra thẻ DB của các bạn và hỏi các bạn phương thức chịu thu phí.

Theo mình biết, nếu các bạn gửi nhiều hơn 10.000 Euro thì phí sẽ cao hơn, còn nếu chuyển dưới 10.000 Euro thì mức phí chung là tùy vào cách các bạn chọn phương án trả phí nào?

Có 3 phương án trả phí tiền gửi như sau:

1, Người gửi sẽ trả phí 2, Người nhận sẽ trả phí 3, Người nhận và người gửi cùng trả phí

Với kinh nghiệm của mình, lần đầu tiên mình gửi tiền về Việt Nam, mình đã chọn phương án 1, tức là phương án người gửi sẽ trả phí vì mình nghĩ như thế cho nó oai. Nhưng đó là sai lầm vì mình phải trả phí khá cao cho lựa chọn ấy. Mình nhớ lúc ấy mình gửi có hơn 1.000 Euro thôi nhưng phải trả phí gần 30 Euro.

Lần sau mình đi gửi, mình đã hỏi thăm 2 phương án còn lại, họ tư vấn là nếu người nhận sẽ trả phí thì chi phí cũng sẽ cao và có khi ngân hàng tại Việt Nam còn lấy phí ngoại tệ cao hơn ở Đức.

Vì thế, lần sau mình chọn phương án 3, đó là người nhận và người gửi cùng trả phí. Vì sao mình chọn phương án này?

Lý do thứ nhất: nếu các bạn gửi tầm 1-3.000 Euro (vì mình chưa bao giờ gửi nhiều hơn nên không biết nếu cao hơn thì phí có cao hơn không?) thì bện gửi chỉ mất phí có 17,80 Euro thôi. Lý do thứ hai: nếu người nhà của các bạn ở Việt Nam, không cần tiền, và không rút tiền ngay mà rút sau đó 1 tháng. Thì sau 1 tháng, người nhà đi rút số tiền ấy thì hoàn toàn không bị mất thêm một đồng nào cho tiền phí bị rút cả.

Đó chính là lí do mình chọn phương án 3, cả 2 bên cùng chịu phí. Vì nếu so sánh với lần đầu tiên mình chuyển và mình chịu phí thì chênh lệch là hơn 10 Euro tiền ngu rồi.

Khi quyết định phương thức chịu phí xong thì các bạn đưa cái form cho họ và họ sẽ đưa cho các bạn 1 bản của cái form này vì form này chứa 3 bản.

Vậy là xong, 3 ngày sau tiền sẽ vào tài khoản của người nhà ở VN.

 

 

 


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan