CHUYỆN VỀ TRẺ EM Ở NƯỚC ĐỨC

Cách đây vài năm, đứa cháu gái tôi học lớp ba ở trường W (Berlin) Khi viết về đề tài gia đình, đứa bé đó có viết vài chữ về cha mẹ ở nhà, nhưng khi tới dòng chữ ..." Mein Onkel ist Böse".. Thì ngay lập tức, cô giáo cầm tờ giấy đó báo cho hiệu trưởng .

 

Và hôm sau ,một chuyên viên tâm lý tới gặp riêng cháu tôi để hỏi han , còn cha mẹ cũng được mời tới trường để hỏi là đã xảy ra chuyện gì ? Tại sao như thế ..v..v 

Sau vài giờ nói chuyện , thấy không có gì quan trọng vì cô bé đó chỉ lấy theo tựa đề phim Der Böse Onkel , tới lúc đó mọi việc mới êm xuôi

Còn chuyện thứ hai thì xảy ra trong gia đình tôi , lúc đó con tôi khoảng năm tuổi , hôm đó là sáng thứ bảy , con tôi cứ đòi theo ba nó tới sở làm nhưng không được chấp nhận.

Thế là nó gào khóc thật to và dùng chân đạp mạnh vào cửa , lúc kéo con trai vào phòng, tôi chợt nhìn ra cửa sổ thì thấy ông hàng xóm đang ngó ngang ngó dọc trước cửa nhà tôi với gương mặt căng thẳng .Vài giây sau đã thấy ông ta bấm số điện thoại là tôi biết ngay gọi cho cảnh sát .

CHUYỆN VỀ TRẺ EM Ở NƯỚC ĐỨC - 0

Lúc đó chỉ kịp trút bỏ đồ ngủ để mặc bộ đồ khác cho hoàn chỉnh , thì chưa đầy năm phút cảnh sát đã tới nhà gõ cửa và nói .." Cảnh sát đây , yêu cầu mở cửa ra " ... 

Lúc ra mở cửa thì viên cảnh sát hỏi ngay .." Hàng xóm nghe tiếng trẻ con la khóc vọng ra từ phía nhà bà nên đã gọi cho chúng tôi , có chuyện gì xảy ra vậy ?" 

Sau một hồi giải thích với cảnh sát và đem con trai ra cho họ thấy ,đến lúc đó họ mới rời đi với hai chiếc xe cùng tám nhân viên cảnh sát

Chuyện thứ ba đó là một gia đình người Việt, họ có ba đứa con, con gái lớn thì còn đi học , còn hai đứa sau đi nhà trẻ.

 

Đứa con gái đầu đi học thường hay mất lặt vặt , lúc thì chiếc khăn choàng cổ , hôm thì cái nón , lúc thì cây viết ..v..v 

Không phải những thứ đó bị bạn bè lấy , mà vì cháu bé đó còn nhỏ, ham chơi, nên đôi lúc bỏ quên đâu đó hoặc rơi mất mà không biết . Do bực mình vì cứ phải mua lại suốt , nên bà mẹ đó đã đánh con gái mình . Hôm sau đi học và trong giờ tập thể dục, cô giáo nhìn thấy chân tay cô học trò bị bầm tím liền báo cho sở thiếu niên ( Jugendamt) và nhân viên ở sở đã cùng cảnh sát tới nhà đưa cả cô bé và hai đứa sau đi mất . Lúc bà mẹ tới cùng với phiên dịch , lúc nghe con gái mình nói với nhân viên ở sở thiếu niên là không muốn về nhà vì mẹ rất hung dữ và thường hay đánh mắng . Thì bà mẹ cô bé đó đã phản ứng một cách tiêu cực, nói là chỉ muốn nhận hai đứa sau về , còn đứa con gái này thì không muốn đem về nhà nữa (kiểu như từ con luôn) . 

Người phụ nữ ở sở thiếu niên nhìn người mẹ một cách ngạc nhiên , giống như bà ta là một "sinh vật " lạ từ hành tinh nào tới rồi nhẹ nhàng giải thích là cô bé đó mới 9 tuổi, vẫn là một đứa trẻ nên nghĩ sao nói vậy, còn chuyện "từ con" thì tòa sẽ quyết định . Nhưng ba đứa trẻ tạm thời sẽ ở lại nơi chăm sóc trẻ em , chưa thể về nhà được vì người mẹ tâm lý chưa ổn định lắm .

Từ những câu chuyện trên về những đứa trẻ sống ở Đức được quan tâm như thế nào khi có bất cứ chuyện gì xảy ra , chỉ cần một vài dòng ngây ngô của trẻ con, hay hàng xóm nghe tiếng la hét hoặc thấy có dấu vết bạo hành trên cơ thể đứa bé . Thì nhà trường cũng như hàng xóm hay cảnh sát sẽ phản ứng ngay lập tức

Nhân chuyện này đã khiến tôi liên tưởng tới vụ một đứa bé mười tuổi ở Hà Nội , đứa bé này đã bị cha ruột và mẹ kế hành hạ suốt hai năm trời đến nỗi từ một đứa bé khỏe mạnh đã trở thành gần như tàn phế và từ 40kg chỉ còn 20kg, hay cô bảo mẫu dùng thùng nhựa đập vào đầu đứa bé lia lịa , còn thầy cô trong trường đánh học trò như kẻ thù... 

Không nói ra chắc ai cũng biết , những tổn thương từ thể xác tới tinh thần thì chắc chắn sẽ theo những đứa trẻ đó suốt cả cuộc đời. Vậy mà lâu lâu cũng có vài người "chửi" xã hội và luật pháp ở Đức tơi bời khi không hài lòng về vấn đề gì đó.

Quay lại chuyện những đứa trẻ ở VN để so sánh với ba câu chuyện mà tôi vừa kể trên . Qua đó cũng đã cho chúng ta thấy dù là Tây hay Ta ,thì nền tảng văn hóa và cách giáo dục đã quyết định tất cả mọi hành vi của con người trong cuộc sống thường ngày ....

Nguồn: Facebook An Thanh Le


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan