Về nguyên tắc những người trưởng thành khi ngồi trong xe phải tự chịu trách nhiệm cho bản thân mình. Tuy nhiên, đối với trẻ em thì người lái phải đảm bảo cho trẻ phải được bảo vệ đúng cách.
Từ năm 1976 ở Đức thắt dây đai an toàn là điều bắt buộc đối với lái xe và người đi cùng.
Nếu vi phạm điều này thì người lái xe sẽ phải trả tiền phạt, khi gặp tai nạn, nếu không thắt dây an toàn, người lái xe có thể không nhận được tiền bảo hiểm.
Ai phải chịu trách nhiệm khi người đi cùng hay trẻ nhỏ không cài dây an toàn?
Về nguyên tắc những người trưởng thành khi ngồi trong xe phải tự chịu trách nhiệm cho bản thân mình và phải trả 30 Euro tiền phạt khi không thắt dây an toàn.
Trên xe bus đường dài hành khách có thể tháo cởi dây an toàn khi đi vệ sinh. Phụ nữ có thai cũng bắt buộc phải cài dây an toàn trừ khi họ có giấy yêu cầu miễn cài dây an toàn của bác sỹ.
Tuy nhiên, đối với những đứa trẻ đi trên xe thì người lái phải chịu trách nhiệm đảm bảo cho trẻ phải được bảo vệ đúng cách.
Theo quy phạm về giao thông đường bộ StVO, trẻ khi trên 12 tuổi hay ít hơn 12 tuổi nhưng cao trên 1m50 không cần ngồi ghế hỗ trợ và có thể sử dụng dây an toàn bình thường trên xe.
Đối với tất cả trẻ em từ 12 tuổi trở xuống và cao dưới 1m50 cần phải ngồi ghế hỗ trợ thích hợp nhằm giúp dây an toàn có thể phát huy tác dụng tốt hơn.
Khi một trẻ em không tuân thủ quy định về an toàn (ví dụ cài dây an toàn nhưng không có ghế trẻ em) bị phạt 30 Euro, khi có nhiều trẻ mức phạt 35 Euro.
Trường hợp một trẻ không có biện pháp an toàn nào (không cài dây an toàn và không có ghế ngồi thích hợp) người lái xe sẽ bị phạt 60 Euro và 1 điểm phạt trong hệ thống điểm phạt Flensburg cho 1 trẻ.
Khi chở nhiều đứa trẻ không có bất kỳ biện pháp an toàn mức phạt 70 Euro và 1 điểm phạt. Nếu trẻ tự tháo dây an toàn trong suốt hành trình người lái xe cũng phải chịu trách nhiệm.
Bảo Quốc
Nguồn: thoibaovietduc
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC