Theo ông Schaller, việc vận hành các nhà máy giấy sẽ không còn có lợi nhuận nếu họ bị buộc phải sản xuất với công suất giảm đi vì thiếu khí đốt.
Ông giải thích, sản xuất giấy cần rất nhiều nước, điện và khí đốt. Ông cho biết thêm rằng, quy trình công nghệ sản xuất giấy đã được thử nghiệm nhiều lần và không thể thay đổi nhanh chóng.
“Nhiều nhân viên trong công ty của tôi đã rất lo lắng. Tôi không thể đổ lỗi cho họ. Bởi vì nếu chúng tôi chỉ có thể sản xuất 50 hoặc 60% công suất thì sẽ không có lãi. Thực lòng mà nói, tôi cũng lo lắng”, ông Schaller nói.
Nga trong thời gian qua đã giảm lượng khí đốt cấp sang châu Âu. Hôm nay, Nga đã giảm lượng khí đốt chảy qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 xuống 20% công suất tối đa, viện dẫn lý do kỹ thuật. Dòng khí đốt giảm dẫn tới giá năng lượng tăng vọt khiến nhiều quốc gia phương Tây đối diện lạm phát cao kỷ lục trong bối cảnh các nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Việc Nga, nhà cung cấp năng lượng hàng đầu cho châu Âu, cắt giảm khí đốt đã dẫn tới hàng loạt cảnh báo về nguy cơ các nhà máy ở châu Âu phải đóng cửa. EU đang nỗ lực tìm nguồn cung mới cũng như đã đồng thuận cơ chế “thắt lưng buộc bụng” khí đốt, nhưng giới chuyên gia nhận định, đây có thể không phải là nhiệm vụ dễ dàng.
Theo RT
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC