Không thể tin được rằng mỗi người trong chúng ta nói dối đến 200 lần trong một ngày và thường xuyên là không có chủ ý. 63% là những lời nói dối trực tiếp thường ngày.
Không thể tin được rằng mỗi người trong chúng ta nói dối đến 200 lần trong một ngày và thường xuyên là không có chủ ý. 63% là những lời nói dối trực tiếp thường ngày.
Cuộc nghiên cứu quốc tế mới nhất đã chỉ ra rằng phần lớn người Đức nói dối hoặc lừa gạt hàng ngày.
Trong đó có một sự khác biệt: 70% người Tây Đức và 60% người Đông Đức xuyên tạc sự thật hoặc cố ý lừa gạt. Nói dối và bịa chuyện có rất nhiều lý do: do ngượng ngùng hay lịch thiệp, sợ hãi hay để bảo vệ, trong nhiều trường hợp thì để tạo ra lợi thế cho riêng cá nhân.
Ngay từ khi còn bé (khoảng 4 tuổi), trẻ con đã bắt đầu biết bịa chuyện. Nếu như nói dối thành công thì khi lớn lên việc nói dối sẽ trở thành một khả năng được sử dụng thường xuyên để đem lại thành công.
Không thể tin được rằng mỗi người trong chúng ta nói dối đến 200 lần trong một ngày và thường xuyên là không có chủ ý.
63% là những lời nói dối trực tiếp thường ngày.
Ăn cắp tại nơi làm việc, giữ lại tiền đổi sai, sửa đổi giấy tờ xin việc cho đến những vụ lừa đảo lớn – gần như không có lĩnh vực nào không có những lời nói dối.
Nói dối là gì?
Peter Stiegnitz , nhà xã hội và tâm lý học người Áo được coi là người sáng lập ra môn khoa học “Mentiologie” ( nghiên cứu những hiện tượng của nói dối), kết luận: “Nói dối quay lưng lại với sự thật”.
“Ở nơi công sở lời nói dối là vô hạn. Những sự sai phạm và vắng mặt thì chúng ta thường đổ lỗi cho những người giao hàng, cấp dưới và đồng nghiệp chứ không phải chính mình là người chịu trách nhiệm”.
Theo ông có 3 kiểu nói dối:
- Tự lừa dối bản thân: để chống lại Stress và tự bảo vệ.
- Nói dối người khác: nói dối người yêu, cấp trên và người xung quanh.
- Nói dối tập thể: gồm những lời nói dối về kinh tế, chính trị.
Tại sao chúng ta lại nói dối?
Rất đơn giản: để chạy trốn trước sự thật không tốt đẹp. Sự khao khát và ước muốn thường rất là mạnh mẽ làm cho con người phải nói dối để che đậy. Stiegnitz cho biết: “Nói dối là những mưu mẹo tránh né, sự chuyển dịch trách nhiệm cho tình cảm riêng hay một hành động”.
Với một câu:
“Chúng ta sợ phải đối diện với sự thật của chính mình”, mọi người đều thay đổi sự thật. Nếu ai nói là: không nói dối thì người đó chắc chắn là người nói dối nhiều nhất. Nói dối là cần thiết và khoẻ mạnh nếu nó có đạo đức, điều đó có nghĩa là sẽ không gây ảnh hưởng xấu gì.
Sự bóp méo sự thật là cách “vệ sinh tâm lý” và làm mạnh mẽ tính tự chủ.
Nói dối làm cho sự giao tiếp với quá khứ, hiện tại và tương lai dễ dàng hơn – đặc biệt là tự lừa dối bản thân.
Đàn ông và phụ nữ nói dối như thế nào?
Đàn ông nói dối trước hết liên quan đến công việc, sức khoẻ và cách tổ chức thời gian rỗi. Phụ nữ nói dối về cân nặng, tuổi và những vấn đề về bạn đời.
Tuy nhiên cả hai giống nhau ở chỗ:
- 41% nói dối để tránh những sự bực tức không cần thiết,
- 14% : để có thể sống thoải mái,
- 8,5% để được yêu thích,
- 6% từ sự lười biếng.
Nói dối trực tiếp: Thay vì trả lời có hoặc không thì người nói dối thường tạo ra hàng loạt những lời bào chữa.
Cô nàng: “anh yêu, ngày hôm qua anh có về sớm không?”.
Anh chàng: “về là thế nào, trước thì họp với sếp sau đó thì phải chuẩn bị bài nói chuyện và cuối cùng thì cái máy tính cũng đình công”.
Nói dối không trực tiếp.
Thường được thể hiện với một câu hỏi ngược mà thỉnh thoảng phản tác cụng, tự tố cáo.
Cô: “tại sao em không thể liên lạc với anh cả ngày nay?”.
Anh: “em nói thế là có ý gì, rằng là anh nói dối em?”.
Kết quả nghiên cứu từ 2500 người Đức được hỏi về dối trá của mình:
- 54% đã từng một lần làm chui,
- 30% không trả lại tiền đổi sai,
- 28% đã lừa gạt nhà chức trách,
- 23% lừa dối về sự hỏng hóc khi bán xe ô tô đã qua sử dụng.
Thống kê mức độ nói dối:
Số người trả lời...
- không bao giờ nói dối: 8%;
- nói dối trong trường hợp khẩn cấp: 76%;
- nói dối bạn đời: 8%;
- nói dối sếp: 8%.
Té ra nói dối chịu tác động của hoàn cảnh nhiều nhất. Vì vậy để phán đoán mức độ thực hư, cần phải phân tích hoàn cảnh
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC