Hoa kiều nổi giận: Xin các ông các bà đừng ra nước ngoài nữa!

Hoa kiều nổi giận: Xin các ông các bà đừng ra nước ngoài nữa!

Chẳng lẽ người nước ngoài chỉ kỳ thị người Trung Quốc thôi ư? Nhưng chẳng lẽ người Trung Quốc không tự xem lại mình sao?

Gần đây, một tài khoản Weibo có đăng tải một bài viết thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Theo tác giả (Hoa kiều đang sinh sống ở Đức), vài ngày trước, anh đi trên con tàu du lịch hạng Hoàng Gia – Regal Princess, do bị gặp bão nên chỉ lên bờ tham quan nửa ngày, thời gian còn lại đều ở trên tàu. Sau khi ngồi ăn cùng bàn với các ông các bà người Hoa đã khiến anh hiểu vì sao người nước ngoài lại chỉ “kỳ thị” người Trung Quốc.

Anh viết:

Nếu hỏi tôi ấn tượng sâu sắc nhất trong chuyến đi này là gì? Hẳn là mọi người sẽ nghĩ ăn uống là một vấn đề rất lớn.

Không phải là thức ăn trên tàu không ngon, mà là gần như không tìm được chỗ ngồi, mỗi bữa đều phải đứng ăn, ăn xong chân như sắp nhũn ra, hoàn toàn không có tâm trạng thưởng thức các món ngon trên tàu.

Là do không đủ chỗ ngồi sao? Không phải, nhà hàng buffet của tàu Regal Princess có hàng ngàn chỗ ngồi, cộng thêm 5-6 nhà hàng khác nữa, ít nhất có sức chứa 2.000 người. Chỉ vài tiếng dùng bữa cũng không phải là tất cả mọi người đều ở đó, vì sao lại xảy ra hiện tượng không tìm được chỗ ngồi?

132 1 Hoa Kieu Noi Gian Xin Cac Ong Cac Ba Dung Ra Nuoc Ngoai Nua

Vấn đề là các ông các bà người Trung Quốc đã chiếm hết chỗ rồi!

Trong phòng ăn không thiếu chỗ ngồi, nhưng dù đi đến đâu hỏi: “Ở đây có ai ngồi không?”, câu trả lời nhất định là: “Có người, có người ngồi rồi!”. Một người chiếm 3 chỗ là chuyện thường, quá đáng hơn là 1 hoặc 2, 3 người chiếm 8 chỗ.

Việc họ chiếm chỗ gây ra các vấn đề như sau: dù có rất nhiều chỗ trống, nhưng ít nhất có hơn phân nửa số người đành phải đứng ăn hoặc đi vòng quanh tìm chỗ ngồi. Khi ăn buffet thường chỉ cần 20 phút là đủ, nhưng nếu 1-2 người chiếm chỗ để những người khác xếp hàng lấy thức ăn thì sẽ phải đợi 20 phút. Sau khi họ lấy thức ăn xong thì đến lượt những người giữ chỗ và lại chiếm thêm 20 phút nữa. Điều này có nghĩa là chỗ ngồi sẽ để trống 40 phút.

Lại thêm việc người Trung Quốc có thói quen ăn cùng nhau nên lại mất thêm 20 phút nữa. Một bữa ăn mất ít nhất một giờ đồng hồ. Nhà ăn thiết kế theo kiểu 20-30 phút sẽ xoay một lần, người Trung Quốc ăn mất một giờ đồng hồ nên sẽ khó tránh xảy ra chen chúc.

Có một lần tôi nhìn thấy ở chiếc bàn dài 10 chỗ chỉ có vài người, tôi vừa bước đến thì 2 bà bác đồng thanh nói với tôi: “Có người rồi, có người rồi!”. Tôi thương lượng với họ: “Tôi ngồi ăn ở đây đã, khi nào họ đến tôi sẽ đi, được không?”. Họ không phản đối nên tôi ngồi xuống. Sau khi tôi ăn xong, những người khác vẫn còn chưa quay lại hết.

Trong lúc ăn, tôi chủ động bắt chuyện với họ, tôi nói: “Các bác giữ chỗ như vậy khiến rất nhiều người không tìm được chỗ ngồi ăn, vì sao phải giữ chỗ như vậy ạ? Chia nhau ra ăn không được sao? Họ trả lời tôi: “Chúng tôi đến cùng nhau thì nên ăn cùng nhau chứ”. Lúc ấy không biết nói gì hơn, một lúc sau, tôi nói: “Các bác thật sự là quá mức biết làm mình khác người rồi, chẳng những giữ chỗ, mà còn không xếp hàng, lớn tiếng nói chuyện. Nếu không tin thì các bác cứ ngẩng đầu lên mà xem! Những người chiếm chỗ, không xếp hàng đa phần đều là các ông các bà cả.”

Thấy điều tôi nói là sự thật, họ không thể phản bác gì cả, đành nhẹ nhàng nói: “Chúng tôi không quản được người khác, tự quản bản thân chúng tôi là đủ rồi”. Tôi không nói tiếp nữa mà chỉ thầm nghĩ: Hai người chiếm nhiều chỗ như vậy mà còn nói tự quản bản thân?

Hiện tượng chiếm chỗ không chỉ giới hạn trong các nhà hàng, mà cả ở nhà hát cũng vậy. Tôi và một người bạn khác đi vào nhà hát hơn 10 phút trước khi buổi diễn bắt đầu, dù còn rất nhiều chỗ trống, nhưng chúng tôi vẫn không tìm được chỗ ngồi, có chỗ một người chiếm hết cả một hàng, chúng tôi còn chưa mở miệng hỏi có chỗ trống hay không, người chiếm chỗ đã lập tức không kiên nhẫn nói: “Ở đây có người rồi!”. Cuối cùng chúng tôi hết cách, đành lên lầu trên, đến hàng cuối cùng mới tìm được chỗ ngồi.

Người chiếm chỗ ấy “tận tâm” lắm, để giữ chỗ mà từ mười mấy phút trước khi buổi diễn bắt đầu cho đến sau khi bắt đầu, ông ấy đã đứng chờ hơn nửa tiếng để đợi bạn mình. Dù phía sau có người phản ảnh là chắn tầm nhìn, nhưng ông ấy vẫn mặc kệ, cứ đứng đợi, sợ người đến sau không nhìn thấy mình.

132 2 Hoa Kieu Noi Gian Xin Cac Ong Cac Ba Dung Ra Nuoc Ngoai Nua

Sở dĩ nói việc ăn uống là cả vấn đề lớn là do ngoài bị chiếm chỗ ra, người ta còn lớn tiếng cãi vã giành thức ăn. Bạn có thấy bức ảnh dưới đây rất quen không?

132 3 Hoa Kieu Noi Gian Xin Cac Ong Cac Ba Dung Ra Nuoc Ngoai Nua

Đúng vậy! Các ông các bà giành thức ăn như thế đấy. Thật lòng không thể hiểu nổi, thức ăn trên tàu cung cấp rất đầy đủ, vì sao phải tranh giành?

Trước mặt tôi có một cô gái trẻ, khi đến lượt cô ấy thì có một bà bác đột nhiên xông đến giành thịt nướng, cô gái tức giận nói: “Bác giành cái gì? Tại sao không xếp hàng?” Bà bác ấy hung dữ đáp: “Ai nói tôi không xếp hàng? Chẳng phải đang xếp hàng đây sao?” Cô gái nọ mất kiên nhẫn nói: “Được, được, xem như bác xếp hàng rồi, nhưng tại sao lại dùng đũa của mình để gắp thịt chứ? Dùng đũa chung không được à?” Bà bác kia mặc kệ cô gái ấy, vẫn dùng đũa của mình gắp thịt vào đĩa.

Từ bữa sáng đến bữa tối, ngày nào dùng bữa cũng đều như thể đánh trận vậy, nghĩ đến các ông các bà lớn tiếng giành thức ăn khiến tôi nhức đầu lắm, cuối cùng họ ép đến mức chúng tôi đành vào nhà hàng có thu phí để ăn.

Vấn đề chiếm chỗ, không xếp hàng, lớn tiếng cãi vã cũng chưa phải là nghiêm trọng nhất, điều khiến người ta khó chịu nhất là thức ăn còn thừa trên bàn, có người còn thừa lại 1/3, có người thậm chí bỏ thừa một nửa. Các nhân viên phục vụ trên tàu đều phải lắc đầu lúc dọn dẹp bàn, họ không thể nào hiểu nổi tại sao người Trung Quốc lại lãng phí như thế.

Những người này đa phần đều còn rất trẻ, có nhiều người vừa mới ra trường là lên tàu làm. Ở nước họ hẳn là sẽ không xảy ra hiện tượng lãng phí khủng khiếp như vậy, không biết họ cần phải có tâm lý chấp nhận lớn đến mức nào khi nhìn thấy cảnh tượng này.

Những gì mà các ông các bà người Trung Quốc thể hiện khi ở trên tàu hoàn toàn không phải là ngoại lệ, ở nước ngoài cũng vậy. Họ chiếm chỗ, không xếp hàng, lớn tiếng cãi vã, múa ở quảng trường, lãng phí thức ăn, chẳng trách mà nhiều nơi ở nước ngoài đều có quy định “kỳ thị” người Trung Quốc, ví dụ như nhiều nhà hàng ở Munich (Đức) không tiếp khách Trung Quốc, dù có tiếp, họ cũng quy định thời gian dùng bữa, chỗ ngồi (thường là bàn trong góc)… của khách người Trung Quốc. Có những nơi còn đặc biệt lưu ý bằng tiếng Trung: “Không được lớn tiếng cãi vã, không hút thuốc, không khạc nhổ, vui lòng xếp hàng, không được lãng phí thức ăn”.

Chẳng lẽ người nước ngoài chỉ kỳ thị người Trung Quốc thôi ư? Nhưng chẳng lẽ người Trung Quốc không tự xem lại mình sao? Đương nhiên họ cũng có thể không xem lại bản thân, có thể mắng chửi người nước ngoài kỳ thị mình, nhưng làm vậy thì có ý nghĩa gì không?

Ngọc Trúc


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan