Mẹ Việt dạy con theo tiêu chuẩn Đức

Mẹ Việt dạy con theo tiêu chuẩn Đức

Để tránh sai lầm cho giáo dục, phát triển trẻ nhỏ, mẹ Việt cần học tập người Đức để giúp con phát triển tư duy và ý thức. Có thể nói các bậc cha, mẹ Việt cần phải phát ngán với cách dạy con theo truyền thống Việt Nam.

Trẻ em 4, 5 tuổi được cha, mẹ đùm bọc từ nhỏ, chỉ phải đến trường nhưng phải học rất nhiều và nặng nề từ sáng đến tối, không có thời gian chơi và phát triển tư duy tự nhiên.

Các bé không được dạy dỗ cẩn thận, không biết làm vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt, chào hỏi người lớn, sang đường đúng cách, chỉ cần học giỏi sau này có thể thi vào trường chuyên, lớp chọn, đại học top đầu rồi có thể tìm công việc trong tương lai hoành tráng.

Điều này dẫn đến trẻ em Việt có sức ỳ lớn, không tự chủ động, bàng quang về cuộc sống xung quanh, không có ý thức tự giác, giúp đỡ bố mẹ các việc trong gia đình như dọn mâm cơm, rửa bát, quét nhà,…

So với tư duy truyền thống của người Việt, người Đức có cách dạy con khoa học theo đường lối phát triển bản thân một cách tự nhiên và giáo dục trực quan.

132 1 Me Viet Day Con Theo Tieu Chuan Duc

(Ảnh qua freeimages.com)

Người Đức luôn cố gắng để bản thân trẻ em có thể khẳng định bản thân ngay từ lúc bé, tôn trọng cách suy nghĩ của trẻ và giúp trẻ học tập, hoàn thiện khả năng theo cách chủ động.

1. Bảo vệ động vật là cách để trẻ có ý thức trách nhiệm

Từ lúc nhỏ khi chập chững những bước đi đầu tiên, gia đình người Đức đã cho các trẻ em được tiếp xúc với các vật nuôi trong gia đình như chó, mèo,….và nhiệm vụ của trẻ là chăm sóc các vật nuôi này. Từ đó, trẻ xây dựng ý thức tự giác và có trách nhiệm khi ở cùng với vật nuôi và quan tâm đến chúng như bạn bè.

Khi đến nhà trẻ cũng có những loài vật nuôi tương tự và trẻ thay phiên nhau để chăm sóc, trẻ còn phải ghi nhận lại quá trình phát triển của vật nuôi và sau này khi đi nhập học, trẻ có thể miêu tả lại các loài động vật, sự yêu thích động vật một cách tự nhiên.

Nhiều trẻ còn tiết kiệm tiền được cho để mua bánh, kẹo ăn dùng để mua thức ăn cho vật nuôi, điều đó giúp ích cho việc phát triển ý thức bản thân từ nhỏ và có trách nhiệm với cộng đồng xã hội ở nước Đức.

2. Phải biết tôn trọng sinh mệnh dù nhỏ bé của các loài động vật

Để trẻ không có xu hướng bạo lực, trở thành những thành phần xấu trong xã hội Đức, trẻ em được dạy cách yêu thương và tôn trọng sinh mệnh của mọi loài động vật. Ví dụ một chú chim nhỏ bị thương được trẻ mang về nuôi và chăm sóc tới khi chú chim có thể cất cánh và trở về tự nhiên. Điều đó, giúp ích cho việc trẻ hiểu và mong muốn chia sẻ, đóng góp cho phát triển của xã hội Đức khi không ngại khó khăn đùm bọc những người hoàn cảnh khó khăn.

Nếu trẻ ngược đãi, đánh đập các loài động vật thì sẽ bị giáo dục nghiêm khắc, bị trách phạt hoặc thậm chí đưa đi điều trị về tâm lý, bởi nếu trẻ không phát triển đúng nhân cách thì là vấn đề nghiêm trọng với giáo dục, còn thành tích học tập là không quan trọng.

3. Không phân biệt giàu nghèo và giúp đỡ người khó khăn

Người lớn luôn cổ vũ trẻ em khi làm việc tốt, lương thiện dù là nhỏ bé như giúp đỡ người già qua đường, những người gặp khó khăn và tàn tật không có khả năng lao động. Có trường hợp một cậu bé tỏ ra thiếu tôn trọng người vô gia cư và điều này dẫn đến người lớn trong gia đình phải tổ chức một buổi họp để phê bình, khiển trách hành động của cậu bé.

Dù gia đình cậu bé rất giàu có nhưng không phải vì như vậy mà cậu bé có thể tỏ ra coi thường, miệt thị người vô gia cư vì họ đều là người Đức và có tư cách và có quyền hưởng sự tôn trọng như nhau. Điều đó giúp ích cho cậu bé thấy hành động sai lầm của bản thân và trở nên thân thiện với những người gia cư và có thể giúp ích cho họ khi họ gặp khó khăn.

4. Học cách tha thứ, tránh thù dai, nhớ lâu

Khi trẻ nhỏ có mâu thuẫn, xích mích và các bé có xu hướng muốn trả thù thì người lớn cần phải phân tích các lý do dẫn đến hành vi này. Thông thường đó chỉ là các lý do rất trẻ con và các bé hoàn toàn có thể quên ngay sau đó và tiếp tục chơi cùng nhau dù trước đó có tức giận đến mức nào. Người lớn cũng giáo dục trẻ không sử dụng bạo lực, các loại vũ khí, đồ chơi nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tâm lý phát triển của trẻ.

Ngược lại, nếu trẻ có xu hướng kích động, không chịu hợp tác và tỏ thái độ thù địch thì nhà trường và gia đình không ngần ngại đưa trẻ đến với các trung tâm giáo dục thanh thiếu niên để từ đó trẻ hiểu vị trí của bản thân trong xã hội để có thể thay đổi.

Trẻ em người Việt ở Đức là các thế hệ sau này và tương lai của cộng đồng Việt Nam sống và làm việc trên nước Đức, do đó, các bậc cha mẹ Việt cần phải hiểu và thay đổi cách dạy dỗ con, từ đó giúp cho trẻ Việt Nam phát triển không chỉ về tư duy, thành tích học tập mà còn về ý thức, trách nhiệm trong xã hội, trở thành một người công dân lương thiện thể hiện sự chân, thiện, mỹ của người Việt trên nước Đức.

 


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan