Messer, vũ khí uy lực với cái tên lạ đời của người Đức

Messer, vũ khí uy lực với cái tên lạ đời của người Đức

Nếu như Hy Lạp và La Mã là 2 đế chế thống trị về quân sự thời kỳ trước Công Nguyên thì đến thời kỳ Trung Cổ, người Đức (Phổ) lại là những kẻ dẫn đầu về khoa học quân sự.

Messer, vũ khí uy lực với cái tên lạ đời của người Đức

 

132 1 Messer Vu Khi Uy Luc Voi Cai Ten La Doi Cua Nguoi Duc

Người Đức từ lâu đã có một lịch sử chiến tranh hoành tráng không chỉ nổi tiếng ở hai cuộc thế chiến mà còn ở thời cổ đại và trung cổ.

Cùng với tính thiện chiến, vũ khí của người Đức khá đa dạng, và cũng chính họ là dân tộc đã đưa ra nhiều phương pháp và kỹ thuật chiến đấu rất hiệu quả vào thời đó điểm đó.

Người Đức có một vũ khí rất uy lực và cực kỳ hiệu quả trên chiến trường nhưng lại mang cái tên khá nhỏ bé, đó là Messer.

Trong tiếng Đức messer nghĩa là dao, tuy nhiên đặt tên cho loại vũ khí này là “dao” thì không hợp lý lắm vì kích thước của nó thì đây không thể là dao. Có một cách giải thích cho rằng món vũ khí này được là “dao” vì có cấu cấu tạo và hình dáng phần cán và chuôi giống một con dao, nhưng cách giải thích này thật sự không hợp lý.

Messer được chia làm hai loại :

– Một loại nhẹ có thể cầm được bằng một tay gọi là Lange Messer (long knives). Đây là loại dành cho tầng lớp trung lưu, thường dài khoảng 1m.

132 2 Messer Vu Khi Uy Luc Voi Cai Ten La Doi Cua Nguoi Duc

– Loại còn lại là Kriegsmesser (war knife). Đây là loại vũ khí có lưỡi cong thường dùng bằng hai tay và dài khoảng 1,5m thường được sử dụng bởi những chiến binh chuyên nghiệp gọi là Landsknecht. Tuy thế nhưng kích thước và thông số thường thấy ở messer thường thấy là trọng lượng khoảng 1kg-1,5kg. Dài khoảng 113cm, chiều dài lưỡi thường là 60 tới 85cm.

Vốn là một thanh kiếm một lưỡi có kích thước khá lớn, thông thường sẽ làm thẳng hoặc cong lưỡi. Phần cán kiếm thường là hai miếng gỗ kẹp vào phần thép của lưỡi kiếm và được cố định bằng đinh, đây là cách làm thường thấy ở các mẫu dao thông thường. Messer thường có chuôi kiếm hình chữ thập và một nagel: một thanh sắt nằm ngay ở giữa chuôi kiếm, hướng ra ngoài phía bàn tay nhằm bảo vệ tay người sử dụng. Chiều dài của cán kiếm có thể được thiết kế cho một tay hoặc hai tay.

Kỹ thuật sử dụng messer rất đa dạng, có thể áp dụng các kỹ thuật của longsword hay aiming sword. Lưỡi kiếm lớn và dài của Messer tạo ra lực chém rất mạnh có thể gây ra những vết thương nghiêm trọng. Điểm đặc biệt và đáng chú ý nhất ở messer là nagel, đây là một chi tiết chưa từng xuất hiện ở bất cứ thanh kiếm âu nào trước đây. Đối với phần bảo vệ tay cầm kiểu cũ, hoặc là bàn tay bạn sẽ bị khóa chặt với chuôi kiếm, hoặc là bàn tay bạn sẽ bị hở. Chưa kể đến việc thiết kế hàng loạt loại chuôi phức tạp cũng đòi hỏi chi phí sản xuất và nguyên liệu cao, thiết kế nagel trong Messer đã tối giản hóa mọi thứ và cũng tối ưu hóa mọi điểm mạnh của thanh kiếm này.

Chỉ với một miếng thép nhỏ bảo vệ, bộ phận nagel của messer đã đảm bảo được rất nhiều tiêu chí trong sản xuất vũ khí đại trà như: an toàn, rẻ, dễ sản xuất, dễ sửa chữa, dễ sử dụng, yếu tố mà những chiếc ở chuôi kiếm âu cũ không thể đảm bảo được.

132 3 Messer Vu Khi Uy Luc Voi Cai Ten La Doi Cua Nguoi Duc

Cấu tạo của nagel không quá rườm rà cũng không quá vướng víu cổ tay vì cơ bản, phiên bản nagel đã “nâng cấp” của người Đức chỉ bổ sung thêm một miếng sắt nhỏ.

Khoảng thời gian thời từ thế kỷ 14 tới thế kỷ 16 có thể nói rằng nói rằng messer được sử dụng khắp mọi nơi từ người dân cho tới quân đội. Sự hiệu quả của nó và tầm quan trọng trong cuộc sống đã thể hiện rất rõ trong lịch sử đã thể hiện rất rõ nét. Chỉ tới thế kỷ 17 khi mà người Ý bắt đầu sử dụng rapier nhiều hơn vì trông nó “thời trang và hợp thời” thì người Đức cũng bắt đầu lưu tâm đến món vũ khí mang tính chất tốc độ và sự tinh tế này hơn.

Messer có thể xem là một món vũ khí gắn liền lịch sự và cuộc sống của người dân Đức, khi mà họ có thể đem nó theo làm vật tự về và thậm chí xem như một món vật dụng hàng ngày.

Tới tận bây giờ vẫn còn một số gia đình người Đức sở hữu món vũ khí này như một thứ vật dụng mang tính chất lịch sử.

 


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan