Nghèo đói gia tăng, nhiều người Đức ‘đổ tại’ lương thấp

Nghèo đói gia tăng, nhiều người Đức ‘đổ tại’ lương thấp

Tình trạng nghèo đói ở nước Đức thay đổi trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Theo báo cáo được công bố hai năm một lần, giờ đây những công dân từng rơi xuống dưới mức nghèo khổ ngày càng bị tụt hậu. Ngoài ra, dịch bệnh đã làm gia tăng cảm giác bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của người dân, nhiều người dân tin rằng mức lương của họ không tương xứng với kỹ năng nghề nghiệp.

132 1 Ngheo Doi Gia Tang Nhieu Nguoi Duc Do Tai Luong Thap

Trong một thời gian dài, từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Đức ngày càng phát triển kéo theo đó là khoảng cách giàu nghèo gia tăng đáng kể. Sau đó, khoảng cách này được thu hẹp lại một chút vào năm 2018, gần 1/6 (15,8%) nằm trong nhóm cận nghèo. Vào cuối những năm 90, con số này gần như là 11%. Tuy nhiên, cơ cấu nghèo đói đã thay đổi nhiều.

Trong số những người sống trong tình trạng nghèo vào năm 2018, có tới 88% đã thấy mình ở dưới mức nghèo ít nhất một lần trong bốn năm qua. Khoảng 44% trong số họ đã vĩnh viễn sống trong cảnh nghèo đói vào thời điểm này.

Theo các nghiên cứu, nguy cơ nghèo đói cao nhất ở nhóm các ông bố, bà mẹ đơn thân với 41%. Tỷ lệ này cũng cao đối với những người bỏ học và không được học thêm nghề (35%) và đối với những người di cư thuộc thế hệ đầu tiên (29%). Nguy cơ đói nghèo gia tăng được ghi nhận ở các khu vực phía Tây Đức với cơ sở hạ tầng kém phát triển.

Theo Der Spiegel, ngày càng có nhiều cảm giác bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Chỉ một nửa số công dân tin rằng mức lương họ nhận được tương ứng với kỹ năng của họ. Gần 75% người Tây Đức hiện nay có ý kiến ​​rằng nhà nước nên có các biện pháp để giảm chênh lệch thu nhập. Vào năm 2002, ít hơn một nửa số công dân ở Tây Đức có quan điểm này. Ở một số vùng thuộc Đông Đức cũ, chỉ số này cũng chiếm khoảng 80%.

Theo các báo cáo, trong giai đoạn đầu tiên của đại dịch ở Đức, các nhóm thu nhập cao hơn có nhiều khả năng bị suy giảm hơn. Tuy nhiên, đối với những nạn nhân có thu nhập thấp, hậu quả tài chính càng trở nên thảm khốc hơn. Theo các cuộc khảo sát, 17% nhân viên được đào tạo và chưa qua đào tạo; gần 14% nhân viên bình thường cho biết họ gặp khó khăn về tài chính và tin rằng điều này có thể xảy ra trong 12 tháng tới.

Ngoài ra, theo Der Spiegel, những nhân viên trong nhóm có thu nhập thấp nhất trong thời gian đầu ngừng hoạt động có nhiều khả năng bị thất nghiệp hoặc bị cho thôi việc, nhưng đồng thời họ cũng ít có cơ hội tiếp tục các công việc tại nhà dưới hình thức từ xa.

Nguồn: vietnamnet.vn


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan