Nghiên cứu mới: Trẻ em Đức khóc ít hơn trẻ em ở Anh, Canada

Những đứa trẻ sinh ra tại Anh, Canada, Italy và Hà Lan thường có xu hướng khóc nhiều hơn ở các quốc gia khác, trong khi trẻ em mới sinh ở Đan Mạch, Đức và Nhật Bản khóc và quấy ít nhất, một nghiên cứu khoa học thú vị công bố trong hôm đầu tuần cho hay.

baby 165067 640

 

Trong một nghiên cứu khoa học đầy thú vị tập trung vào việc quan sát xem trẻ em trên toàn thế giới khóc nhiều như thế nào trong 3 tháng đầu đời, các nhà tâm lý học đến từ Anh đã tạo nên một biểu đồ khái quát chung về thời lượng khóc bình thường của một đứa trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian này.

“Trẻ sơ sinh rất khác biệt liên quan tới thời lượng khóc trong những tuần đầu sau khi sinh” – ông Dieter Wolker, nhà tâm lý học dẫn đầu nghiên cứu thuộc trường ĐH Warwick, cho hay.

“Chúng ta có thể học được nhiều hơn nhờ tìm hiểm các nền văn hóa nơi mà những đứa trẻ sơ sinh khóc ít hơn – trong đó bao gồm việc liệu có phải do quá trình chăm sóc của cha mẹ hay các nhân tố khác liên quan tới quá trình sinh đẻ, hoặc do gen quy định” – ông Wolker cho biết thêm.

Mức độ trẻ quấy khóc cao nhất – được xác định bằng việc trẻ khóc trên 3 tiếng đồng hồ một ngày trong ít nhất 3 ngày trong một tuần – đã được phát hiện ở những đứa trẻ sinh ra tại Anh, Canada và Italy, trong khi mức thấp nhất được xác nhận ở Đan Mạch và Đức.

Theo nghiên cứu, trung bình trẻ em khóc trong khoảng 2 giờ đồng hồ một ngày trong 2 tuần đầu tiên.

Trong các tuần sau đó thì thời lượng trẻ quấy khóc giảm đi, cho tới lúc chỉ còn khoảng 2 giờ 15 phút trong một ngày, trong khoảng thời gian 6 tuần.

Sau thời gian đó, trẻ em chỉ khóc trung bình khoảng 1 giờ 10 phút mỗi ngày khi được 12 tuần tuổi.

Nghiên cứu trên, được đăng tải trên Tạp chí Nhi khoa, được thực hiện nhờ nghiên cứu khoảng 8.700 trẻ em ở nhiều quốc gia bao gồm Đức, Đan Mạch, Nhật Bản, Canada, Italy, Hà Lan và Anh.

Ông Wolker cho hay biểu đồ khóc của trẻ sẽ giúp các y bác sỹ đảm bảo với các bậc cha mẹ rằng con cái của họ sẽ khóc trong khoảng thời gian cho phép ở 3 tháng đầu đầu, hoặc không sẽ cần tới sự hỗ trợ của y tế.

 

 

Nguồn: Đại đoàn kết


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan