Người Việt có thể học gì từ người Đức?

Người Việt có thể học gì từ người Đức?

Bài viết được chia sẻ từ góc nhìn của một nhà nghiên cứu đi nhiều nơi tại Châu Âu và ghi lại những ấn tượng, quan sát trong đời sống xã hội ở nước Đức, từ đó chỉ ra những điều mà người Việt cần học hỏi người Đức

1. Nước Đức có lịch sử phát triển lâu đời

Nước Đức có một lịch sử lẫy lừng cũng như có những thất bại đau đớn, từ thuở ban đầu chống lại sự xâm phạm của người La Mã đến khi nước Đức trở thành đế quốc trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Nhờ có sự phát triển lớn mạnh, không ngừng học hỏi, người Đức đã tạo nên tên tuổi với những thành công rực rỡ trong các lĩnh vực khoa học, triết học, âm nhạc, mỹ thuật,…Có thể kể đến Götz von Berlichingen, Faust hay Der zerbrochne Krug,…Những tên tuổi lỗi lạc như Leopold von Ranke, Heinrich von Trietschke,….Về tôn giáo, chính trị, quân sự như Martin Luther, Friedrich II Đại Đế , Karl von Clausewitz, Otto von Bismarck, hay Gustav Stresemann.

Nước Đức dưới thời của Hitler đã làm mưa, làm gió trên toàn thế giới và người Đức luôn cảm thấy xấu hổ về sự thất bại nên hiện nay dù nước Đức dẫn đầu thế giới về phát triển kinh tế, họ luôn muốn giúp đỡ để chống chiến tranh và đón nhận những người tị nạn. Điều đó xuất phát từ ý chí phát triển của người Đức, tôn trọng lịch sử và chấp nhận thất bại, nhưng sau đó vẫn không ngừng cố gắng, vươn lên mọi khó khăn để đạt đuợc mục tiêu cao nhất.

132 1 Nguoi Viet Co The Hoc Gi Tu Nguoi Duc

Người Đức thân thiện nhưng luôn nghiêm túc trong công việc để đạt kết quả cao nhất

2. Cuộc sống văn minh và phát triển ở Đức

Nước Đức có biên giới tiếp giáp với 9 nước Châu Âu, nền kinh tế dẫn đầu Châu Âu và trên toàn thế giới và là nơi có rất nhiều đại học, bảo tàng, viện nghiên cứu công nghệ chất lượng hàng đầu thế giới. Người Đức đã tận dụng lợi thế này để phát triển, gây tầm ảnh hưởng đến toàn bộ các quốc gia trong khu vực. Người Đông Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ đã học hỏi được rất nhiều từ người Tây Đức khi họ hiểu rằng sự bao cấp của Chính phủ là sự kìm kẹp cho kinh tế phát triển và đó là suy nghĩ sai lầm dẫn đến sự sụp đồ của CHDC Đức.

Ở nước Đức, người làm giàu phải là người có đầu óc, tư duy và bản lĩnh, nếu không làm được thì chấp nhận công việc chân tay như phần lớn người Việt ở Đức. Bởi người Đức nghĩ rằng nếu họ cố gắng làm ra được nhiều của cải, vật chất thì không chỉ giúp ích cho bản thân họ mà còn có thể giúp ích qua việc phát triển xã hội với các khoản thuế lớn trong thu nhập của họ. Ngược lại những người vẫn có khả năng lao động nhưng lại không chịu đóng góp cho xã hội, chỉ hưởng trợ cấp thì là những người đáng xấu hổ và phần lớn đó lại là những người nhập cư.

Người Đức luôn muốn cải tổ và phát triển để các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện tốt nhiệm vụ trong xã hội Đức. Nếu bất kỳ đối tượng nào dù là cơ quan hành chính Nhà nước hay công ty tư nhân mà gây ảnh hưởng đến cộng đồng, người dân có quyền khiếu kiện và phản đối để họ nhận ra sai lầm và thay đổi. Điều này giúp ích cho sự phát triển chung của nước Đức để mọi thành phố đều phát triển kinh tế trọng điểm, giáo dục được đầu tư, các con đường cao tốc có tiêu chuẩn chất lượng không có giới hạn về vận tốc, là thiên đường để học sinh, sinh viên Việt Nam tới du học Đức.

3. Cách suy nghĩ của người Đức về nước Đức

Người Đức lao động và kinh doanh với tôn chỉ: + Làm ra sản phẩm chất lượng tốt nhất, dùng uy tín để đảm bảo chất lượng và họ cảm thấy xấu hổ nếu sản phẩm làm ra không đạt tiêu chuẩn. + Họ tôn trọng luật bản quyền, không như người Trung Quốc sao chép một cách tuỳ tiện, người Đức tập trung nghiên cứu khoa học, công nghệ để từ đó tạo ra các sản phẩm chất lượng và tạo nên tên tuổi, thương hiệu từ đó tăng trưởng doanh thu và có tiền để giúp đỡ phát triển tổ chức làm việc. + Họ coi thường việc bán hàng không rõ nguồn gốc, kém chất luợng hoặc tạo ra các sản phẩm không có giúp ích cho khách hàng, điều này tạo nên sự lãng phí trong xã hội khi cung vượt cầu và các nhà cung cấp chỉ có thể chèn ép giá lẫn nhau. + Người Đức ngoài tạo thu nhập cho cá nhân, họ còn khuyến khích các lao động nước ngoài như người Việt sống ở Đức có thể làm việc, vừa có thể học hỏi kiến thức, kinh nghiệm làm việc vừa có một cuộc sống tốt đẹp hơn so với các công việc chân tay. + Người Đức tôn trọng các giá trị văn hoá truyền thống của các quốc gia, dù là người nhập cư, tị nạn. Đó là sự văn minh hàng đầu của một đất nước phát triển, dân trí cao, người dân Đức luôn nghiêm túc trong việc đảm bảo cá nhân và những người xung quanh tuân thủ theo các quy định của xã hội.

Như vậy nước Đức dù có trải qua hàng loạt biến cố trong lịch sử, họ chấp nhận sự thật về lịch sử, không coi đó là một trở ngại, họ luôn tự cố gắng phát triển, họ tự hào về đất nước về con người Đức và luôn muốn phát triển, gây tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên toàn thế giới. Người Việt cần học hỏi người Đức vì trải qua chiến tranh, thời kỳ bao cấp tư duy lạc hậu nhưng thế hệ sau này hoàn toàn có thể phát triển và đóng góp cho Đức và Việt Nam khi người Việt phát triển bền vững.

Trang Tin Tức Việt Đức


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan