Lần đầu tiên đặt chân đến nước Đức, bạn cần thực hiện đầy đủ những bước sau đây.
Hộ chiếu và thị thực
Để nhập cảnh vào Đức, bạn cần có hộ chiếu hợp lệ hoặc giấy tờ khác có thể chứng minh danh tính của bạn. Sau này, khi bạn đến một ban phòng nào đó, bạn cũng cần có hộ chiếu.
Các công dân không đến từ liên minh châu ÂU (EU) còn cần có thị thực.
Bạn nhận được thị thực từ đại sứ quán Đức (lãnh sự quán) ở nước bạn.
Bạn đã có hợp đồng lao động ở Đức hoặc một phần gia đình của bạn sống ở đây? Nếu vậy, bạn dễ nhận được thị thực hơn. Bạn có thể tìm thấy thông tin ở bộ ngoại giao (Auswärtiges Amt).
Các công dân đến từ EU hoặc từ một nước thuộc khu vực kinh thế châu Âu không cần thị thực.
Nơi đăng kí cư trú (Einwohnermeldeamt) và giấy phép cư trú
Ở Đức, việc đầu tiên là bạn phải đến nơi đăng kí cư trú(Einwohnermeldeamt) ở thành phố của bạn.
Sau đó bạn phải đến sở ngoại kiều (Ausländeramt). Ở đó, bạn sẽ nhận được giấy phép cư trú. Đó là một tấm thẻ ghi hiện trạng cư trú của bạn. Nó cho thấy bạn được phép ở Đức bao lâu và liệu bạn có được đi làm hay không.
Bạn phải đến cơ quan nhà nước và bạn nói chưa thạo tiếng Đức?
Nếu vậy, bạn có thể yêu cầu mời phiên dịch: Phiên dịch thông thạo tiếng Đức và ngôn ngữ của bạn có thể trợ giúp trong cuộc nói chuyện.
Khóa hội nhập
Bạn không thạo tiếng Đức? Nếu vậy, bạn được học khóa hội nhập. Có đôi khi, bạn thậm chí còn phải học nó. Trong khóa hội nhập, bạn sẽ học tiếng Đức tốt hơn. Và bạn cũng có được từ khóa học những thông tin quan trọng về cuộc sống trên nước Đức. Sở ngoại kiều (Ausländeramt) sẽ cấp chứng nhận khóa học và cho bạn biết bạn có thể học khóa hội nhập ở đâu. Bạn có thể đọc thêm về chủ đề này trong phần Khóa hội nhập.
Tìm việc và học nghề
Bước tiếp theo chính là tìm việc làm. Ở nhà, bạn đã học nghề hoặc đã học đại học?
Nếu vậy, bạn phải đem giấy tờ đi dịch và chứng nhận bằng cấp. Bạn hãy hỏi trung tâm giới thiệu việc làm (Arbeitsagentur) xem bạn có thể làm điều này ở đâu. Trung tâm giới thiệu việc làm cũng sẽ giúp bạn khi tìm việc. Nếu bạn chưa từng học nghề hoặc chưa có bằng tốt nghiệp, bạn cũng hãy đến trung tâm giới thiệu việc làm. Ở đó, bạn sẽ được tư vấn. Người ta sẽ giúp bạn nếu như bạn chưa biết rõ mình muốn hoặc mình có thể làm gì.
Trung tâm giới thiệu việc làm cũng cung cấp cho bạn những thông tin về việc học nghề và các khóa học. Bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin hơn ở mục Học đại học và học nghề.
Trẻ em và trường học
Trẻ em từ khoảng 6 tuổi trở lên phải đến trường. Bạn hãy đăng kí cho con bạn ở một trường. Sở thanh thiếu niên (Jugendamt) thành phố có thể giúp đỡ bạn. Bạn có thể đọc được nhiều thông tin hơn trong phần Khuyến khích sớm và hệ thống trường lớp.
Bảo hiểm
Một số bảo hiểm rất quan trọng: đặc biệt là bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm chăm sóc cơ thể. Nếu bạn có việc làm, bạn lập tức có những bảo hiểm này. Và bạn cần có tài khoản giao dịch ở một nhà băng.
Những địa chỉ quan trọng
Bạn tìm nơi mở khóa học hội nhập hoặc sở ngoại kiều (Ausländeramt)?
Dưới mục Các địa chỉ quan trọng, bạn có thể tìm trực tiếp các địa chỉ gần nơi bạn ở. Bạn sẽ thấy các kết quả có ghi thông tin như địa chỉ hoặc số điện thoại trên một tấm bản đồ.
Theo: goethe.de
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC