Những chiêu trò lừa đảo người dùng ở Đức

Những chiêu trò lừa đảo người dùng ở Đức

Cảnh giác ở Đức! Những chiêu trò lừa đảo người dùng ở Đức!

Tính từ tháng 4-2019 đến nay, hiệp hội Stiftung Warentest thông báo đã nhận được hàng nghìn, thậm chí hơn chục nghìn đơn khiếu nại về những trang bán hàng trực tuyến không đáng tin cậy.

Hầu hết đây là những khách hàng sử dụng dịch vụ của các nhà mạng Mobilcom-Debitel, Vodafone và Klarmobil.

Khi thì họ bị trừ mất 10 Euro, khi thì khoản tiền lên đến 85 Euro hay 125 Euro. Nhiều khách hàng không hề đặt mua bất cứ thứ gì, thậm chí chưa hề vào các trang mạng kia, đột nhiên nhận được tin nhắn của nhà mạng đòi trừ tiền hoặc đã trừ thẳng từ thẻ nạp trước khi thông báo cho người tiêu dùng, đa số là 4,99 Euro/tuần hoặc 12,90 Euro/tuần.

Cần lưu ý rằng, để lấy lại được khoản tiền này rất khó khăn. Các hóa đơn hay thư điện tử đòi tiền do nhà mạng gửi tới thường không đề rõ tên và địa chỉ của dịch vụ, chỉ một số điện thoại với số đầu miễn phí là 0800-… và địa chỉ thư điện tử, khi khách hàng khiếu nại thì nhà mạng mới thông báo thêm tên dịch vụ, ví dụ là dịch vụ “LiveStrip” hoặc chỉ đơn giản là “dịch vụ của bên thứ ba”.

132 1 Nhung Chieu Tro Lua Dao Nguoi Dung O Duc

Theo tạp chí Finanztest cho biết, đây đều là những trường hợp bị lừa đảo. Bằng đủ mọi cách, các trang mạng và dịch vụ của “bên thứ ba” cố tình gài bẫy người tiêu dùng những hợp đồng mua hàng trả theo các kỳ hạn ngắn, dài.

Tuy nhiên, Finanztest cũng nhấn mạnh, tất cả hợp đồng mua hàng trực tuyến chỉ có giá trị, khi khách hàng nhìn được rõ ràng là họ đã đặt mua dịch vụ hay mặt hàng gì. Nghĩa là khi vào xem và đặt hàng, người tiêu dùng phải thấy được nút nhấn có dòng chữ “kaufen” (“mua hàng”) hoặc “kostenpflichtig bestellen” (“đặt hàng và thanh toán”).

Một phương pháp đặt hàng mới là dịch vụ thứ ba sẽ gửi cho người tiêu dùng một mã số trả tiền (gọi là Tan) qua tin nhắn từ nhà mạng.

Chỉ khi khách hàng thật sự đặt mua đồ rồi cho mã số này vào trang trực tuyến của dịch vụ đó, họ mới chính thức xác nhận giao dịch. Nếu chỉ bấm chuột vào hình ảnh quảng cáo hay ảnh giới thiệu thì không gọi là đã đặt hàng, vì thế không cần phải trả bất cứ khoản tiền nào. Điều đáng buồn là hàng nghìn bức thư khiếu nại không tới tay nhà mạng, hoặc có khi bị nhà mạng không quan tâm mà đẩy trả trở lại, nên người tiêu dùng thường viết Email và gửi trực tiếp cho các “dịch vụ thứ ba”. Nhưng địa chỉ thư điện tử vốn có thể giả mạo được, vì thế giới báo chí hay cộng đồng không hề hay biết gì. Càng được lợi cho các “bên thứ ba”, bởi tất nhiên là họ không mong các vụ lừa đảo của mình bị đổ bể và vạch trần. Không chỉ vậy, Cơ Quan Quản Lý Mạng Viễn Thông Liên Bang (Bundesnetzagentur) cũng rất ít khi biết được vấn đề này.

Bình Minh

 


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan