Những điều cần lưu ý khi đến Đức

Những điều cần lưu ý khi đến Đức

Bạn đang có dự định đến Đức nhưng vẫn còn lúng túng vì không có kinh nghiệm và chưa nắm rõ văn hóa, phong tục tập quán cũng như cách ứng xử của người Đức? Những thông tin hữu ích sau sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ hành trang cho chuyến đi Đức thật hoàn hảo.

132 1 Nhung Dieu Can Luu Y Khi Den Duc

Bạn cần phải biết người Đức rất thích bắt tay và thường làm như vậy cả lúc gặp nhau và lúc chia tay. Việc bắt tay với từng người một khi bạn gặp gỡ một nhóm cũng rất thông dụng. Bia và rượu thường được bao gồm trong một bữa tối, bình thường các thức uống có cồn được dùng để mời khách.

Tuy nhiên, nếu bạn không uống thì vẫn hoàn toàn chấp nhận được.

Không nên cố mời người khác dùng bia, rượu khi họ đã từ chối và đừng gọi các thức uống có cồn cho họ.

Khi một người Đức từ chối không uống thì không hẳn là họ ngại hay vì phép lịch sự, mà vì họ không muốn uống.

Khi bạn có một cuộc hẹn hoặc gặp gỡ ai đó thì đừng đến muộn. Người Đức cực kỳ đúng giờ và chỉ cần bạn đến muộn một vài phút cũng có thể khiến họ khó chịu.

Hãy đến sớm 5 đến 10 phút đối với những cuộc hẹn quan trọng và hãy gọi điện báo trước nếu bạn thật sự không thể đến đúng giờ.

Hãy mang theo hoa để tặng nếu bạn được mời đến nhà người bản địa nhân một dịp nào đó.

Nếu hoa được bọc trong giấy gói, hãy nhớ mở lớp gói ra ngay trước khi bạn bước vào nhà.

Người Đức rất ý thức về việc bảo vệ môi trường và luôn phân loại rác để thuận tiện cho việc tái chế. Nếu hàng xóm của bạn phát hiện thấy bạn ném đồ thủy tinh hoặc giấy có thể tái chế được vào thùng rác thông thường, mối quan hệ của bạn có thể trở nên căng thẳng trong một thời gian dài.

Khi dùng bữa, nếu bạn để dao và nĩa chéo nhau trên đĩa ăn là một dấu hiệu cho thấy bạn vẫn chưa dùng bữa xong.

Đặt dao và nĩa ở bên phải song song với đĩa ăn là dấu hiệu để người phục vụ biết rằng bạn đã dùng xong và họ có thể dọn đĩa của bạn. Việc ngồi cùng bàn với người lạ khi nhà hàng đông khách là một việc rất bình thường và thông dụng ở Đức. Tuy nhiên trước khi ngồi vào bàn, hãy chỉ vào chỗ còn trống và hỏi xem đã có ai ngồi hay chưa. Bạn có thể chúc những người cùng bàn ăn ngon miệng nhưng đừng quá trông chờ sẽ có những cuộc hội thoại tại bàn ăn.

Khi bạn đứng dậy, đừng quên nói lời tạm biệt những người ngồi cùng bàn.

Theo thông lệ ở Đức, người bồi bàn sẽ nhận được từ 5 đến 10% tiền boa, hoặc bạn chỉ cần làm tròn các khoản tiền nhỏ hơn.

132 2 Nhung Dieu Can Luu Y Khi Den Duc

Đồ ăn thức uống ở nước Đức vô cùng phong phú, đa số được trồng hay được sản xuất ngay tại nhà. Những bữa ăn kết hợp giữa thịt ướp nhiều thứ gia vị với cá muối kèm với rau và thông cổ bằng rượu vang hay bia là những món khoái khẩu của người Đức.

Mặc dù kỹ thuật bếp núc của người Đức xoay quanh các món thịt bò và thịt cừu, nhưng giờ đây đã ngày càng có nhiều nhà hàng ăn chay trên khắp nước Đức.

Người Đức cũng ăn một chút những món ăn chơi giữa các bữa ăn chính khi họ đói bụng và thỉnh thoảng cũng tổ chức tiệc tùng cho thêm phần rôm rả.

Ở những vùng khác nhau thì cùng một loại món ăn lại có những cách nấu nướng khác nhau. Trong một nhà hàng ở Bavaria, bạn không thể kêu một món đúng như món bạn đã từng ăn ở miền bắc Schleswig-Holstein, nhưng cả hai đều đáng nếm thử.

Ở Đức có trên 200 loại Wurst, tức là xúc xích làm từ thịt bê, thịt lợn, óc heo, mù tạc, gia vị và bột cà ri. Mỗi vùng lại có một loại xúc xích riêng của mình, từ loại xúc xích trắng của Bavaria với rau mùi tây và hành cho đến xúc xích Chipolata nướng trên than hồng.

Bánh huyết, thịt gà cắt thành miếng phủ vụn bánh mì, những lát thịt bò và thịt hươu, cá nục bắt từ biển Bắc xông khói và muối chua, bắp cải muối, món salát khoai tây gọi là Kartoffelsalat, bắp cải đỏ ướp gia vị, còn nấm thì mọc ở khắp mọi nơi trong nước và được chế biến theo đủ mọi cách.


 


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan