1.Tái chế
Người Đức quan tâm tới những tác động mà con người gây ra với môi trường xung quanh và vì vậy, họ rất có ý thức tái chế.
Khi mới đặt chân lên nước Đức, có thể bạn sẽ thấy việc phân loại rác hơi mất thời gian, nhưng việc này đỡ tốn kém và cũng thân thiện với môi trường hơn so với đem tất cả ra bãi chôn.
Năm 1990, 87% rác thải ở Đức được đổ ra bãi và 13% được tái chế. Cho đến năm 2008, lượng rác được tái chế đã lên tới 61% và chỉ 39% được đem ra bãi chôn lấp.
Pfand – hệ thống thu mua chai lọ là một ví dụ điển hình cho ý thức bảo vệ môi trường của người Đức. Bạn có thể đem chai lọ đã qua sử dụng đến các máy tái chế và nhận lại một khoản tiền nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng chấp hành nghiêm chỉnh. Gần đây, một người đàn ông đã hack chiếc máy và thu lại 44,000 euro chỉ bằng một chai nước.
Bỏ những hành vi bất hợp pháp sang một bên, không thể phủ nhận rằng những chương trình như thế này góp phần rất lớn thúc đẩy văn hoá tái chế và nâng cao ý thức người dân.
2. Upcycling
“Upcycling” (tái chế nâng cấp) chỉ việc sửa chữa lại một đồ vật cũ thành một sản phẩm mới, các sản phẩm được tăng thêm giá trị, chứ không phải bớt đi.
Sống tại Đức, bạn sẽ học được rằng đồ mình bỏ đi lại là báu vật đối với người khác.
Nếu bạn nhìn thấy một chiếc sofa, một chiếc bàn hay những tấm gỗ với nhãn dán “zu verschenken”, có nghĩa là ai đó muốn cho chúng đi.
Ở Berlin, bạn sẽ bắt gặp không ít người ở tàu điện, khệ nệ khiêng những tấm đệm, chuẩn bị đặt lên chiếc giường làm từ các tấm ván cũ và keo dính gỗ.
Bạn có thể cười nhưng đợi đến khi bạn sống trong một căn hộ trống không, với cái túi rỗng sau nhiều tháng phải trả những khoản không mong muốn cho Airbnbs để tìm nhà.
Nhóm “Free Your Stuff” – nơi mọi người trao đổi đồ đạc trên Facebook – trở nên nổi tiếng, thu hút 100,000 thành viên. Nhờ đó, bạn có thể trang bị cho căn hộ của mình bằng các món đồ miễn phí.
3. Đạp xe
Đi xe đạp không chỉ giúp bạn giữ dáng và khoẻ mạnh mà còn hạn chế lượng carbon thải ra không khí.
Khoảng 80% gia đình Đức sở hữu ít nhất một chiếc xe đạp và có 78 triệu chiếc trên toàn quốc, gần như là mỗi người sở hữu một chiếc xe.
Munich là thủ đô của những chiếc xe đạp, với 58 làn đường tất cả dành cho người đạp xe, nhiều hơn bất kì thành phố nào tại Đức.
Có thể bạn nghĩ Amsterdam hay Copenhagen có số người đi xe đạp nhiều nhất Châu Âu, nhưng theo một khảo sát năm 2013, hai thành phố của Đức là Oldenburg (43% người sử dụng xe đạp) và Münster (38%) lần lượt xếp hạng 2 và 3, chỉ sau Houten của Hà Lan.
Chiếm 10% trên tổng số lượng phương tiện, người đi xe đạp ở Đức cũng được có nhiều lợi thế hơn khi tham gia giao thông so với các thành phố khác như London.
Đi xe đạp không chỉ giúp bạn giữ dáng và khoẻ mạnh mà còn hạn chế lượng carbon thải ra không khí.
4. Cải thiện chế độ ăn uống
Thực phẩm hữu cơ bổ dưỡng rất phổ biến tại Đức
Đức không chỉ giúp bạn khoẻ mạnh thông qua việc đạp xe mà còn qua chế độ ăn uống.
Người Đức muốn biết thức ăn của họ đến từ đâu. Đến Đức, bạn sẽ thấy rất nhiều siêu thị bày bán thực phẩm hữu cơ vì chúng đặc biệt được ưa chuộng tại đây. Đức đứng thứ bảy trên thế giới về sức tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ, theo một báo cáo năm 2014.
Ăn chay cũng rất phổ biến. Gần 10% dân số Đức hiện nay là người ăn chay – con số cao hơn bất kỳ quốc gia Châu Âu nào. Berlin cũng được mệnh danh là thủ đô chay của thế giới năm ngoái.
Nhưng nếu bạn là một tín đồ của món currywurst, cũng đừng quá cảm thấy tội lỗi. Người Đức tiêu thụ 2,5 triệu tấn xúc xích mỗi năm và gần đây đã bị chỉ trích bởi Quỹ Toàn cầu về Thiên nhiên (WWF) do tác động của ngành sản xuất thịt nước này lên môi trường.
5. Học một ngôn ngữ mới
Nếu sống tại Đức, biết tiếng Đức rất có lợi. Trừ khi bạn sống tại Berlin, tiếng Anh lại là lợi thế.
Tiếng Đức có thể là một ngôn ngữ khó nhằn ban đầu, nhưng dần dần bạn sẽ nhận ra cuộc trò chuyện hàng ngày với người đưa thư sẽ thú vị hơn khi nói bằng một chút tiếng Đức.
Bạn sẽ thấy mình chủ động hơn trong việc hoà nhập với một nên văn hoá mới nhờ học ngoại ngữ. Học một ngôn ngữ mới còn có thể đẩy lùi khả năng mắc chứng mất trí, theo một nghiên cứu năm 2013.
Một nghiên cứu khác vào năm 2014 cho thấy học ngoại ngữ, ở giai đoạn sớm hay muộn hơn, có những tác động tích cực lên não bộ, cải thiện kĩ năng đọc, khả năng tư duy và giao tiếp.
6. Thận trọng trước công nghệ
Nhiều người vẫn nghĩ Đức là một đất nước của công nghệ, nhưng điều đó có phần không đúng. Thực tế, người Đức lại sợ công nghệ. Họ vẫn sử dụng tiền mặt trong khi ở các nước khác, thẻ tín dụng hay thanh toán không tiếp xúc trở nên phổ biến.
4 trên 5 giao dịch tại đây được thanh toán bằng tiền mặt, theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương năm 2015.
Không chỉ dừng lại ở đó, khác với các nước phát triển khác, ở Đức, người càng có học thức cao càng ít sử dụng mạng xã hội.
Thận trọng không phải là một ý tồi, nhất là khi thông tin cá nhân và sự riêng tư của bạn không bao giờ được đảm bảo tuyệt đối trên mạng.
Chúng ta đều biết sự ảnh hưởng của những chương trình bot trên mạng xã hội lên Brexit hay cuộc bầu cử Mỹ. Nên có lẽ, cũng không quá tệ khi lựa chọn các kênh truyền thống – nơi thông tin khó có thể bị chèo lái hay bịa đặt một cách dễ dàng.
7. Ít để tâm tới ngoại hình hơn
Bạn thấy mệt mỏi vì những trào lưu trên tạp chí làm đẹp? Đã đến lúc trút bỏ những tự ti đi vì bạn đang ở Đức rồi.
Người Đức ít bận tâm đến ngoại hình và không ngại phô bày hình thể của mình. Phong trào khoả thân tại đây rất phổ biến tại các bãi biển và phòng xông hơi trên khắp cả nước.
Vì vậy, đừng quá lo lắng nếu bạn tăng cân. Hãy tìm đến các địa điểm dành cho người khoả thân nếu bạn muốn và tự do trải nghiệm.
9. Kĩ năng thích nghi
Quá trình thích nghi như một chú tắc kè hoa chắc chắn sẽ rất khó khăn khi bạn chuyển đến Đức lần đầu
Khi chuyển đến Đức, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thứ bản thân chưa từng nghĩ tới.
Bạn phải học cách chấp nhận và hoà nhập với nền văn hoá mới, nếp sống mới, quy định mới đầy lạ lẫm. Thích nghi cũng có nghĩa bạn học cách nhìn thế giới theo con mắt của người khác và trở nên đồng cảm với họ hơn.
Có thể, thời gian đầu là một trải nghiệm khó khăn, nhưng đổi lại, bạn có được sự trưởng thành.
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC