Chỉ còn vài ngày nữa là thế giới bước sang một năm mới rộn rã, nước Đức dịp này cũng tưng bừng chào đón năm mới theo cách riêng của mình với nhiều tục lệ và những món ăn truyền thống.
Nếu người Việt Nam có một cái Tết cổ truyền đầy ý nghĩa thì tại phương Tây và nước Đức họ cũng có cái Tết Dương Lịch đầy ấn tượng. Đây cũng là dịp họ tiễn năm cũ đi qua, chào đón năm mới đến mang theo nhiều mong ước về một năm mới an lành, thành công, nhiều may mắn. Có lẽ không ít người ngạc nhiên khi nghĩ rằng tết ở phương Tây cũng có những phong tục như xem bói hay đoán vận đầu năm và người Đức cũng có. Họ cũng có một mâm cơm ngày tết theo truyền thống riêng của đất nước mình. Tết đến, mỗi đất nước một vẻ, một cách để chào đón làm nên sự đa sắc màu cho ngày lễ tuyệt vời của năm này.
Phong tục đón năm mới trên nước Đức
Không khí vô cùng náo nhiệt tại Berlin – Đức dịp năm mới
Người dân ở các vùng Đông Đức cũ có tục lệ chào năm mới là đổ chì nóng lên một cái thìa rồi ném thìa xuống nước, sau đó họ sẽ vớt chì lên, nhìn vào hình dạng cục chì vớt lên mà họ tiên đoán năm mới sẽ làm ăn thành đạt hay thất bại.
Thời nay, người Đức có phong tục nhúng chì đã nấu chảy vào nước lạnh và dự đoán hình dáng của viên chì trong nước để dự đoán tương lai sẽ ra sao. Nếu là hình trái tim hoặc chiếc nhẫn thì sẽ có tin mừng về cưới xin, hình một con tàu thì sẽ phải đi xa, hình con lợn nghĩa là sẽ được thưởng thức những món ăn ngon…
Khi đồng hồ điểm 0 giờ đêm giao thừa cũng là lúc mà người dân ở Đức ôm và trao nhau những nụ hôn nồng thắm, chúc nhau năm mới an lành bằng câu nói “Gutes Nue Jahr” hoặc “Happy New Year”. Sau đó, mỗi gia đình quây quần bên nhau trong những bữa tiệc thịnh soạn với đầy đủ món ăn và cùng nhau xem các chương trình truyền hình đặc biệt.
Ở Đức thì lễ đón năm mới diễn ra trong một tuần. Tại Đức, từ xưa đến nay có một phong tục: trong đêm giao thừa, đàn ông tụ tập với nhau, uống rượu, chơi bài đến nửa đêm. Trước lúc giao thừa 15 phút, tất cả mọi người ngồi yên trên ghế, khi đồng hồ điểm, tất cả đều nhảy xuống ghế được gọi là “nhảy vào năm mới” và ném một vật nặng ra phía sau, họ quan niệm là đang vứt đi khó khăn, hoạn nạn của năm cũ để bước sang năm mới tốt đẹp.
Phong tục nấu chì đoán vận trong năm mới của người Đức
Ở đường phố nước Đức lúc chuyển giao năm mới, bầu không khí vô cùng náo nhiệt xuất phát từ những nhóm nhạc của trẻ em tập hợp lại, trên tay chúng là những chiếc kèn và phong cầm. Theo sau là những lá cờ rực rỡ màu sắc của người lớn, họ vừa đi vừa hát tạo nên không khí sôi động cho lễ chào đón năm mới. Người Đức có tập tục mặc quần áo mới đầu năm cầu mong mọi sự như ý trong năm mới, phong tục kẹp vảy cá trong tập tiền vì họ tin vảy cá là những thứ mang lại may mắn.
Ở vùng nông thôn Đức, người dân đón chào năm mới bằng hội “thi leo cây”. Trên những cái cây nhẵn bóng, các chàng trai thi nhau leo lên, anh hùng của năm mới là người leo giỏi nhất. Trong các bữa ăn đầu năm mới, người Đức thường có một thói quen để lại một chút thức ăn cho đến sau nửa đêm để đồ ăn trong năm tới không bao giờ hết. Người Đức tin cá chép sẽ mang lại sự thịnh vượng trong năm mới nên người dân nơi đây cũng cho cá chép vào tủ lạnh.
Bàn tiệc ngày tết
Món bánh truyền thống trong năm mới của người Đức
Món ăn truyền thống được xem người dân dùng trong dịp lễ cuối năm đó chính là cá chép. Cá chép theo truyền thống Đức là món ăn chào đón may mắn và thịnh vượng cho năm tới và xua đuổi những điều không may mắn. Vào đêm giao thừa chào đón năm mới, trong mâm cơm gia đình Đức không thể thiếu cá chép mang đến sự may mắn cả năm cho từng thành viên gia đình.
Người Đức cũng đón năm mới với món bánh chiên nhân mứt hoặc rượu mang tên Pfannkuchens. Các loại bánh mì tự làm hình tròn, bát giác, trái tim, hình chóp cầu mong những điều không tốt sẽ được loại bỏ, một năm mới với nhiều điều tốt lành sẽ đến.Ngoài ra, họ cũng thưởng thức món heo quay thơm lừng bên người thân và bạn bè. Người Đức cũng quan niệm nếu ăn cà rốt và bắp cải sẽ mang đến sự ổn định về tài chính.
Điều đặc biệt trong bàn tiệc ở Đức chính là những thứ mà người ta nhất định phải bày lên. Đón chào năm mới ở Đức rất đặc biệt, vào đêm giao thừa thì mỗi nhà ở Đức sẽ bày một chiếc đĩa lên bàn tiệc, trong đĩa đựng mười hai củ hành. Mười hai củ hành này được khoét những lỗ nhỏ để rắc muối vào. Mỗi củ hành được đặt tên cho mỗi tháng trong năm.
Theo Internet
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC