Quyền người phụ nữ mang thai trong Luật bảo vệ bà mẹ ở Đức (Mutterschutzgesetz)

Quyền người phụ nữ mang thai trong Luật bảo vệ bà mẹ ở Đức (Mutterschutzgesetz)

Những phụ nữ lao động hưởng lương khi mang thai sẽ được luật pháp bảo vệ.

Theo luật này người phụ nữ lao động hưởng lương khi mang thai sẽ được luật pháp bảo vệ không bị thải hồi kể từ lúc bắt đầu mang thai cho đến hết tháng thứ 4 sau khi sinh.

Ngay cả trong trường hợp người mang thai phạm lỗi lao động, chủ thuê việc muốn thải hồi họ cũng phải đệ đơn đến Sở Lao động, tuyên bố hủy hợp đồng là đúng.

Hợp đồng lao động bị tuyên hủy chỉ có hiệu lực một khi được Sở Lao động chấp thuận.

132 1 Quyen Nguoi Phu Nu Mang Thai Trong Luat Bao Ve Ba Me O Duc Mutterschutzgesetz

Theo điều 5, khoản 1 Luật bảo vệ bà mẹ trẻ em, phụ nữ có thai nên thông báo cho chủ lao động về việc có thai và thời gian dự kiến sinh con, do nếu không thông báo, chủ lao động không thể có các biện pháp bảo vệ chống lại những yếu tố có thể gây nguy hại cho sức khỏe thai phụ và khi đó người lao động cũng không được bảo vệ bởi quy định cấm sa thải đặc biệt dành cho thai phụ.

Ở Đức những nữ lao động khi mang thai và nghỉ làm việc chuẩn bị sinh con, trong khuôn khổ chương trình “bảo vệ bà mẹ” (Mutterschutz) sẽ nhận từ quỹ bảo hiểm (Ví dụ AOK) khoản tiền thay lương phụ thuộc vào thu nhập trước đó (Mutterschaftsgeld: Tiền nghỉ trước khi sinh con).

Tiêu chuẩn nghỉ thai sản 6 tuần trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh. Đối với con bị thật nguyền, thời hạn này tăng từ 8 tuần lên 12 tuần. Những đối tượng này được phép tự quyết định có nghỉ thai sản và miễn tham gia các buổi học bắt buộc.

Từ 1-1-2018, cả học sinh, sinh viên và thực tập sinh cũng có tiêu chuẩn nghỉ thai sản 6 tuần trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh.

Trúc Quỳnh

 

 


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan