Tái chế rác ở Đức – Müll-Recycling

Tôi biết nhiều người ở nước khác cảm thấy rất lạ lùng về những gì người Đức làm với rác của họ.

 

 Cái gì là đặc trưng của Đức?

  • Đúng giờ?
  • Đáng tin cậy?
  • Chó Dachshund?
  • Váy Dirndl?
  • Hay đúng hơn là tái chế rác?

Tôi biết nhiều người ở nước khác cảm thấy rất lạ lùng về những gì người Đức làm với rác của họ.

Từ nhiều năm nay, rác trong thùng luôn ít hơn rác họ giữ lại. Có nhiều hệ thống khác nhau trong mỗi bang khác nhau, thậm chí có sự khác nhau giữa cộng đồng này với cộng đồng khác khi phân loại rác.

Ở siêu thị, ví dụ bạn mua bỏng ngô (Cornflakes) để trong hộp các tông, bạn có thể lấy bỏng ngô về và vứt hộp các-tông lại (siêu thị Đức có chỗ vứt rác nhé).

Mua dưa chuột cũng có thể để giấy nilon bọc dưa chuột hoặc các loại bao bì khác lại. Nếu mang về nhà thì phải phân loại chúng. Có một công-ten-nơ để vứt rác từ giấy vụn.

Rác trong thùng này sẽ được lấy đi một tuần một lần.

Thùng màu nâu thì để vứt rác phân hủy (rác bio ấy). Đó là vỏ chuối, túi trà Tây và các loại rác phân hủy khác. Loại rác này sẽ chuyển hóa thành phân và được đưa trở lại đất.

Dĩ nhiên sẽ có thùng đựng những loại rác chung (Restmülltonne) nhưng người Đức chả vứt nhiều vào đấy.

Ví dụ như hộp nhôm chẳng hạn, người Đức giữ lại và để chúng vào một cái con-ten-nơ rác tái chế đặt ở góc.

Ở đó cũng có thể để giấy nilon và hộp nhựa hoặc thủy tinh xanh, thủy tinh trắng và thủy tinh nâu. Để theo dõi, trong nhà bếp sẽ có nhiều thùng rác khác nhau và người ta có thể phân loại rác ngay ở đó.

 

Tái chế rác ở Đức – Müll-Recycling - 0

Gỗ, đèn sợi đốt (đèn Halogen), kim loại vụn (Metallreste) hoặc đồ nội thất cũ có thể mang đến khu tái chế (Wertstoffhof).

Đây là chỗ giải quyết đồ phế thải và người ta phải trả tiền nếu muốn mang những đồ vật như thế đến đó.

Dĩ nhiên là sẽ có những cửa hiệu second-hand. Người ta có thể mang sách cũ, CD hoặc những cái tương tự đến đây.

Và cả các Dropshop nơi người ta bán đồ cũ cho đối tượng khách hàng trên eBay.

Người Đức có điên không khi làm như vậy?

Chắc là không. Rác được đốt trong nhà máy điện nhiệt kết hợp (Heizkraftwerke) – nhà máy điện lớn để tạo ra năng lượng. Khi mà có ít rác, người ta có ít cái để đốt hơn.

Ở trường người ta dạy về phân loại rác và có những người Đức cảm thấy rất khổ tâm (nguyên văn là đau ở trong tâm hồn) khi mà phải vứt đồ thủy tinh và giấy vụn vào thùng rác bình thường (nghĩa là không được phân loại rác thì cảm thấy rất khó chịu).

 

Nguồn: Vũ Viết Thắng

vnwok.de/2017/06/tai-che-rac-o-duc-mull-recycling

 


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan