Tám điều cần biết về Hồi giáo ở Đức

Cộng đồng Hồi giáo thực sự có một vai trò đặc biêt ở Đức trong hàng trăm năm. Dưới đây là những điều có thể bạn chưa biết về Hồi giáo trong nước.

 

1. Người Hồi giáo đầu tiên ở Đức bắt đầu từ những năm 1600

Những người Hồi giáo đầu tiên đến Đức, theo như lịch sử đã ghi chép, là các tù nhân chiến tranh từ Cuộc vây hãm Vienna bởi Đế chế Ottoman vào năm 1683. Tuy nhiên, nhiều người sau đó đã được rửa tội hoặc cuối cùng trở về quê hương của họ.

Giữa năm 1735 và 1739, nhiều tù binh Hồi giáo đã đến Đức trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhà thờ Hồi giáo đầu tiên được xây dựng trong Thế chiến thứ nhất trong trại tù binh ở Wünsdorf, ngay bên ngoài Berlin.

Tám điều cần biết về Hồi giáo ở Đức - 0

Nhà thờ hồi giáo tại Đức - ảnh dpa

Số lượng các người theo Hồi giáo ở Đức vẫn còn tương đối không đáng kể cho đến những năm 1960, khi Thổ Nhĩ Kỳ mang một lượng lớn lao động sang Đức.

Dân số Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức giờ đây chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số dân tộc thiểu số ở nước này với khoảng 3 triệu người có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ.

2. Khoảng 5 phần trăm dân số là Hồi giáo

Số liệu chính phủ gần đây nhất được công bố vào năm ngoái cho thấy, có khoảng 4,4 triệu đến 4,7 triệu người Hồi giáo sống ở Đức, chiếm 5,4 đến 5,7% dân số. Con số này đã tăng lên khoảng 1,2 triệu người kể từ cuộc Tổng điều tra năm 2011.

Chính phủ đã cho thấy sự tăng trưởng của số lượng lớn người nhập cư đến nước này trong năm ngoái, bao gồm con số kỷ lục gần 900.000 người xin tị nạn, đa phần trong số họ đều tới từ các quốc gia Hồi giáo.

Một cuộc thăm dò cùng thời gian bởi nhóm nghiên cứu Ipsos cho thấy người Đức có xu hướng đánh giá cao quy mô dân số Hồi giáo của đất nước này. Các chuyên gia dự đoán rằng số người theo Hồi giáo tại Đức có thể tăng thêm vào các năm tới.

 

3. Đức đứng thứ 5 trong EU với quy mô dân số Hồi giáo tương đối

Đức đứng thứ 5 trong khối EU về quy mô cộng đồng Hồi giáo, sau Pháp (7,5 phần trăm) và Bỉ (5,9 phần trăm). Bên cạnh đó, dân số theo Hồi giáo của Đức cũng cao hơn Áo (5,4 phần trăm) và Hy Lạp (5,3 phần trăm).

4. Người Đức đã dùng jihad để chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất

Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, các quan chức Đức đã tạo ra một tờ báo gọi là "El Dschihad" (Jihad) để khuyến khích các chiến binh Hồi giáo từ các nước khác chống lại "cuộc chiến tranh thần thánh" của họ, theo Bảo tàng Lịch sử Đức ở Berlin.

Các tờ báo - xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau - đã được phân phát cho các khu vực tiền tuyến, trong các trại tù ở Đức, cũng như tại những nơi dưới quyền cai trị của Pháp, Anh hay Nga.

Ngay cả nhà thờ Hồi giáo đầu tiên được xây dựng ở Đức cũng là một phần của chiến lược này khi nó cho phép các tù nhân được theo đuổi tôn giáo của họ, và sau đó dạy cho họ về cuộc chiến tranh thánh thần để thuyết phục họ chiến đấu bên cạnh Đức chống lại quân Đồng minh.

5. Hồi giáo không phải là một 'thực thể công cộng' tôn giáo

Hiến pháp của Đức cho phép các nhóm tôn giáo trở thành cái gọi là "những thực thể theo luật công", cho phép họ thu thuế đối với các thành viên của họ và đi kèm cùng một vài quyền khác.

Tuy nhiên, Hồi giáo không được tổ chức theo cách như Do Thái hoặc Kitô hữu ở Đức, có nghĩa là họ không phù hợp với các tiêu chí này. Hồi giáo ở Đức rất đa dạng, với các nhóm người Sunni là những người nổi bật nhất, cũng như Alevi, Shiite, Ahmadi, Sufi, Ibadi và nhiều hơn nữa. Một nghiên cứu của DIK năm 2009 cho thấy chỉ có 20% người Hồi giáo thuộc các tổ chức tôn giáo hoặc các giáo đoàn.

6. Nghị sĩ Hồi giáo đầu tiên được bầu cử vào năm 1994

Cem Özdemir là người Hồi giáo đầu tiên được bầu vào Bundestag (Quốc hội Đức) năm 1994.

Özdemir sinh ra ở Bad Urach, Baden-Württemberg là con của một người Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1983, ông có quốc tịch Đức. Özdemir nói với Spiegel năm 2008 rằng ông là một "người Hồi giáo thế tục".

7. Bắc Rhine-Westphalia có số người Hồi giáo lớn nhất

Trước khi Đức chứng kiến ​​số người tị nạn tăng cao trong suốt hai năm qua, đa số người Hồi giáo ở Đức đã sống ở khu vực đông bắc của Rhine-Westphalia.

8. Các cơ quan tình báo Đức đã quan tâm đến những người Hồi giáo cực đoan từ ít nhất 90 năm

Cả Hội đồng Trung tâm Hồi giáo ở Đức và DIK đều sử dụng trang web của họ để tố cáo bạo lực, khủng bố và chủ nghĩa cực đoan dưới danh nghĩa Hồi giáo. DIK cũng tích cực hợp tác với chính phủ Đức để ngăn ngừa sự triệt tiêu.

Phát ngôn viên của cơ quan tình báo nội địa BfV nói với The Local rằng họ đã quan sát được những kẻ cực đoan Hồi giáo kể từ những năm 90, nhưng bà nói rằng họ tập trung vào các nhóm khủng bố có thể gây ra tấn công sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ.

Bộ Nội vụ xác định phong trào Salafist là "hình thức phát triển nhanh nhất của Hồi giáo ở Đức" và nói rằng những người Salafi là "mối đe dọa đặc biệt đối với an ninh của Đức".

©Hồng Ánh - Tạp chí NƯỚC ĐỨC

Theo: The Local

 

 


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan