Frankfurt (Đức) đứng thứ 7
Vienna (Áo) trở thành Thành phố đáng sống nhất thế giới
Thủ đô Vienna của Áo vốn đã trượt khỏi top 10 vào năm ngoái (2021) ở vị trí số 12, thì năm nay đã lội dòng ngoạn mục để trở thành thành phố đáng sống nhất, vị trí số 1 mà thành phố này vốn đã giành được vào năm 2018 và 2019.
Top 10 thành phố đáng sống nhất thế giới ghi danh tới 5 thành phố ở Tây Âu, trong đó Geneva (Thụy Sỹ) đứng thứ 6, theo sát nút là Frankfurt (Đức) thứ 7 và Amsterdam (Hà Lan) thứ 9.
Đáng chú ý, Canada có tới 3 thành phố nằm trong top 10 thành phố đáng sống nhất, ngoài Calgary (thứ 3) còn có Vancouver (5) và Toronto (8).
Nhật Bản và Australia cùng góp mặt với thành phố Osaka và Melbourne ở vị trí số 10.
Theo bản báo cáo Chỉ số đáng sống toàn cầu, các thành phố có kích cỡ trung bình ở các quốc gia phồn thịnh thường có cuộc sống cực kỳ dễ chịu và thoải mái. Năm nay, top 10 thành phố này cũng đã xoay sở để quay trở lại cuộc sống bình thường với ít hạn chế giãn cách do COVID-19 hơn.
Đại dịch cũng đã phủ bóng lên các thành phố trong 2 năm qua, nhưng thế giới đang dần trở lại bình thường. Nhờ các biện pháp ngăn chặn dịch, điểm số đáng sống trung bình toàn cầu đã tăng hạng từ 69,1 điểm lên 73,6 điểm so với năm ngoái. Điểm số này gần chạm mốc 75,9 điểm thời kỳ trước đại dịch.
Thành phố đáng sống được tính theo thang điểm thế nào?
Thành phố Osaka, Nhật Bản
Khái niệm đáng sống để đánh giá các thành phố trên khắp thế giới tùy thuộc vào điều kiện sống tốt nhất. Bản báo cáo của GLI so sánh những khó khăn thử thách mà cư dân các thành phố gặp phải qua khảo sát.
Mỗi thành phố được đánh giá mức độ thoải mái dễ chịu thông qua 30 nhân tố khác nhau trong 5 hạng mục: tính ổn định, y tế, văn hóa, môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng.
Chẳng hạn như Vienna gần như đạt điểm tuyệt đối với số điểm hoàn hảo 99,1 (trên thang điểm 100) với nhiều chỉ số tuyệt đối gồm: 100 cho mức độ ổn định; 96,3 về văn hóa và môi trường; 100 điểm về giáo dục và 100 điểm về cơ sở hạ tầng.
Đứng cuối danh sách là Damascus ở Syria (172), Lagos ở Nigeria (171) và Tripoli ở Libya (170).
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC