Tạp chí NƯỚC ĐỨC giới thiệu cùng bạn đọc một góc nhỉn, cảm nhận cuộc sống của một tác giả hiện đang sống tại Đức.
Tôi thấy có một số người nói tôi là viết sai về nước Đức,lại còn gắn cho tôi đủ loại tên là Thánh nổ rồi "cuồng Đức" , "cái gì Đức cũng là nhất" ,còn nói tôi theo đảng "chim ưng ", ủng hộ đảng AfD, nhà báo , luật sư (dù tôi chưa bao giờ nói )...v..v
Thật ra khi viết về nước Đức, tôi chỉ viết theo quan điểm của tôi và những gì tai nghe mắt thấy trong những năm tháng dài sống trên nước Đức.
Nói chính xác là cuộc sống ở Đức,có thể thích hợp với người này nhưng đối với người khác thì lại cảm thấy không phù hợp. Người hòa nhập nhanh còn người kia lại chẳng muốn hòa nhập.
Có người đã từng va chạm với người bản xứ trong cuộc sống thường ngày, còn kẻ khác thì không hoặc ít .. mỗi người có một cảm nhận khác nhau về nước Đức, chẳng ai giống ai .
Có người thì đang ở Tây lại muốn về VN. Còn người ở VN lại muốn sang Tây , nói theo kiểu " người trong muốn ra mà người ở ngoài lại muốn vào"...
Vậy thì hôm nay tôi sẽ nói về những "góc khuất" của nước Đức, để cho những người không có tình cảm mặn mà lắm với xứ sở này có thể thấy "vui" và "hài lòng " một chút
Những "góc khuất" của nước Đức:
Tình trạng phân biệt chủng tộc hình như ngày càng lên cao ( nói theo đúng qui trình) vì tình trạng tiếp nhận người nhập cư không kiểm soát vào năm 2015 cộng thêm vài rắc rối do người tị nạn gây ra khiến cho người dân bản xứ đã giảm bớt ít nhiều thiện cảm đối với người tị nạn, mặc dù lúc đầu họ rất hân hoan chào đón hàng chục ngàn người tị nạn vào Đức
Bản thân tôi tuy chưa gặp rắc rối gì với người tị nạn , nhưng lại bị phân biệt "chủng tộc" bởi chính người Việt .
Đó là một lần dắt cháu tôi đi dạo, tay đứa nhỏ bị dơ vì dính đất, tôi có chạy lại xin một ít nước để rửa tay cho đứa bé của một chị bán hoa ngoài đường, thế là chị ta nhìn tôi khó chịu và nói " không có "
Nhưng may lúc đó có một người Đức đi ngang qua thấy vậy liền đưa cho tôi chai nước mới nguyên để tôi rửa tay cho cháu bé, và họ cũng từ chối lấy tiền chai nước dù họ mới mua và vội vã bước đi thật nhanh
Còn tháng vừa rồi vào Imbiss của một người Việt, chỉ nhận được cái nhìn lạnh lùng của người bán hỏi cộc lốc "Gì ?" đến khi tôi nói là muốn mua một phần mì xào đem về thì cô ta lắc đầu lia lịa và nói "ăn ở đây thì ăn chứ không đem về", mặc dù mới vài tuần còn mua đem về.
Thế là đành quay lưng đi sang chỗ khác để mua mà sau lưng còn nghe văng vẳng cô ta nói với người bạn "thấy nó đi với thằng Tây nên ghét"(???) ....
Nói chung tôi còn gặp khá nhiều cách cư xử hơi choáng của người Việt dù bản thân tôi cũng rất ít tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Berlin.
Tôi còn nhớ trước đây khá lâu , có đọc một Stt ngắn nói về "Kỳ nghỉ Berlin Schock của em "- không nhớ của ai , lúc đó cũng nửa tin nửa ngờ vậy mà không ngờ chính mình cũng bị y chang như người ta .
Nền giáo dục của Đức "quá kém" làm cho những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trên nước Đức biết sống tự lập và khi 18 tuổi đã "bỏ" cha mẹ để sống riêng.
Giống mấy em 9x ( sinh từ năm 95 tới 99) lúc nào cũng chỉ nói về dự định tương lai sau này sẽ làm gì ? học nghề tiếp tục hay vào đại học ..v.v .. nói chung là chúng luôn tự lập và học hỏi khá nhiều điều ở Đức.
Điều này lại hoàn toàn khác hẳn với giáo dục ở VN chỉ học vẹt và chạy theo thành tích
Cuối tuần thường rất buồn và nhất là ngày chủ nhật, điều này thì tôi công nhận đúng.
Bởi vì những ai đã quen với cuộc sống náo nhiệt ở VN thì sẽ cảm thấy rất buồn và khổ sở
Cảnh sát Đức rất "vô duyên" vì hay can thiệp vào chuyện riêng của gia đình như chồng đánh vợ, đánh con , đánh ghen ..v.v
Chán thật, tới làm gì vậy ? Nhưng khổ nỗi luật ở Đức cũng như Mỹ , luôn bảo vệ phụ nữ và trẻ em kể cả chó mèo. Cho nên cảnh sát phải tới để giải quyết là chuyện bình thường
Kết luận:
Những "góc khuất" mà tôi kể ra đây chỉ là số nhỏ trong vô vàn những "góc khuất " ở nước Đức, bởi vì sống ở đâu cũng vậy , luôn có cái hay và dở, tốt xấu lẫn lộn.
Mà nước Đức cũng đâu có ép ai ở, nếu cảm thấy cuộc sống tại quê nhà tốt hơn thì cứ xách valy về nước, đâu có ai ngăn cản
Những người mà vì lý do nào đó không thể sống hòa nhập vào xã hội Đức, luôn than van.
Nhưng có khi cùng là người Việt còn tìm cách "dìm hàng" nhau hay moi móc những chuyện nhỏ nhặt để chửi bới, muốn người khác nhìn về khía cạnh cuộc sống của nước Đức theo ý họ thì chắc có lẽ suốt đời luôn chìm đắm trong đau khổ và bực bội...
Wer mit sich selbst zufrieden ist, hat auch keinen Grund auf anderen neidisch sein...(st)
Nguồn: An Thanh Le - đăng trên trang cá nhân của tác giả
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC