10 Sự thật gây sốc khi Bạn đi Du học Đức

 Mỗi năm, nước Đức đón nhận một số lượng lớn các du học sinh, bởi nước này nổi tiếng với nền giáo dục chất lượng đi kèm với chi phí thấp.

 

Nếu bạn đang có ý định tham dự chương trình trao đổi sinh viên/du học tại đây, có lẽ bạn sẽ cần biết đến một vài điều sau đây đấy!

person 1627709 640

Ở Mỹ, mức vay vốn của sinh viên trung bình là 30.000 Đôla, con số này tại Vương quốc Anh là gần 66.000 Đôla. Qua rất nhiều năm, việc tiếp nhận nền giáo dục tiên tiến hơn ngày càng trở nên đáng chú ý.

CHLB Đức cũng là một điểm đến thú vị cho những sinh viên có ý định đi du học.

Ngoài việc đã sản sinh ra rất nhiều nhà thơ và nhà tư tưởng nổi tiếng, mảnh đất này còn được biết đến với những điểm đáng để lưu tâm, ví dụ như việc miễn học phí tại các trường đại học công lập, chất lượng cuộc sống đảm bảo, đồng thời lại nằm ở vị trí trung tâm địa lý và văn hóa của Châu Âu.

oktoberfest 1631381 640Thưởng thức “đặc sản” của Đức, nhưng cũng đừng quên đến lớp nhé!

Những sinh viên với khát khao được đi chu du khắp nơi sẽ “thèm rỏ dãi” với việc được học tập hoàn toàn miễn phí, đi kèm với cơ hội được đắm mình trong bia bọt tại Oktoberfest hay ăn uống no say tại Berlin. Tuy nhiên, họ có lẽ nên để tâm tới những điều sau đấy trước khi đặt chân đến Đức.

1. Sự miễn phí chỉ là tương đối

Sau những cuộc trưng cầu về việc miễn học phí, đất nước bao gồm 16 bang này đã công bố thông tin về việc miễn giảm học phí hoàn toàn tới nhân dân.

Nhưng hãy thực tế một chút nào: học phí sẽ chỉ được miễn nếu bạn đăng ký vào một chương trình cử nhân nhất định tại một trường đại học công lập, đồng thời bạn phải được chấp nhận và có ý định học giống như vậy tại đất nước của bạn.

Việc theo học những chương trình đào tại tại nước ngoài mang đến vô vàn cơ hội, nhưng cũng không kém phần đắt đỏ.

2. Muốn lao động hăng say à? Cứ bình tĩnh!

Visa của du học sinh không cho phép bạn có thể làm việc nhiều. Với những sinh viên không có hộ chiếu EU, bạn chỉ có thể làm việc 120 ngày (làm full-time) hoặc 240 ngày (làm part-time) mỗi năm.

Trong học kỳ, mỗi sinh viên chỉ được phép đi làm 20 tiếng mỗi tuần.

Điều đó cho thấy, khi so sánh với các thành  phố tại Mỹ hay Anh, thì các chi phí như tiền thuê nhà, ăn uống, bảo hiểm và đi lại tại Đức có thể rẻ hơn.

Ngoài ra, những sinh viên có hộ chiếu EU có thể được sử dụng BaföG-một loại vay vốn không lãi suất của Đức. Quỹ này chỉ có thể được áp dụng cho những sinh viên không phải công dân EU trong một vài trường hợp đặc biệt.

Và hãy hết sức lưu ý:

đừng làm việc “chui”, nếu bạn không muốn bị lợi dụng sức lao động và bị cấm nhập cảnh khi bị phát hiện.

3. Hãy đi xin trợ cấp thật “đỉnh” vào

treasure chest 619887 640Có rất nhiều các loại trợ cấp nếu bạn tìm kiếm đúng chỗ

Thật may mắn, du học sinh có cơ hội được tiếp cận với rất nhiều loại trợ cấp hoặc học bổng, cho dù bạn có học ngành gì đi chăng nữa: kỹ sư, mỹ thuật hay văn học, chỉ cần bạn thể hiện được tài năng và sự chăm chỉ trong lĩnh vực của mình.

DAAD, Chương trình Trao đổi sinh viên Đại học CHLB Đức, được nhà nước hỗ trợ, mang đến rất nhiều những học bổng cho các sinh viên quốc tế, ngoài ra còn mang tới nhiều quỹ khác với những hỗ trợ đặc biệt. Giành được một trong những học bổng này cũng là cơ hội tốt để làm đẹp hồ sơ đại học của bạn.

4. Nhập cảnh-một khó khăn đầy thực tế

Nếu bạn không phải là một công dân trong khối EU, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian để làm việc với Ausländerbehörde (Văn phòng dành cho công dân ngoại quốc). Nếu bạn đến từ Mỹ và đã được nhập học đại học, quá trình xin visa sẽ khá dễ dàng. 

Đồng thời nếu bạn đã hoàn thành chương trình cử nhân tại Đức, bạn được phép ở lại đây 18 tháng và tìm kiếm công việc mới.

Dù vậy, hãy chuẩn bị cho những khó khăn bất ngờ và tự hiểu rằng những thứ mà bạn mơ mộng sẽ không được bất kỳ ai trong bộ máy quan liêu của chính quyền Đức quan tâm đâu.

Bạn chịu trách nhiệm cho mọi hành động hay công việc mà bạn làm, đồng thời phải tự vượt qua những rào cản trong việc có được bảo hiểm y tế, thể hiện sự độc lập về tài chính, việc tìm một nơi để sống, việc đăng ký thông tin cá nhân tại Bürgerat (cơ quan hành chính địa phương), việc xin visa, và lo liệu ổn thỏa đủ các thứ giấy tờ khác.

Với những sinh viên từ các nước đang phát triển, quá trình này có thể sẽ phức tạp hơn nhiều và bắt đầu với việc apply xin visa đầy khó khăn tại đại sứ quán tại quốc gia của họ.

5. Trở thành một chuyên gia với đủ thứ giấy tờ

tax 468440 640Sự quan liêu của người Đức thật kì lạ!

Sự quan liêu của người Đức thật kì lạ!

Cần lưu ý rằng, bạn sẽ phải xoay sở với đủ thứ giấy tờ nói chung, sẽ phải làm bản thân quen với những ngôn ngữ hay giấy tờ thương mại khó nhằn của Đức. Luôn nhớ rằng bạn phải giữ bản copy của mọi giấy tờ. Hãy sắp xếp nhanh gọn các loại văn bản  hành chính.

Điều này có thể giúp bạn trong “cuộc chiến xin visa”, hay đơn giản là việc “giành giật” lấy những căn hộ tốt với nhiều người trẻ tuổi đầy tham vọng khác. Từ đó bạn hoàn toàn có thể có quyền yêu cầu việc được giảm giá thuê nhà một cách hợp pháp.

 Nếu người ta “ném” cho bạn một đống giấy tờ, hãy gửi lại càng nhiều càng tốt. “Làm cho họ bị choáng ngợp với kĩ năng xử lý giấy tờ của bạn, đó chính là cách tôi sống tại Đức,” Leah Scott-Zechlin-một sinh viên đã tốt nghiệp tại Đức, một “chuyên gia về các loại giấy tờ”-cho biết.

6. Biết nói tiếng Đức là một lợi thế rất tốt

Chắc chắn rồi, ở những thành phố lớn tại Đức, bạn có thể sống mà không cần biết tiếng địa phương, thậm chí một số chương trình cử nhân còn được dạy bằng tiếng Anh. Tuy vậy, cuộc sống nơi “xứ người” của bạn sẽ dễ dàng hơn khi bạn có thể nói được nhiều ngôn ngữ, từ việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân viên trong chính quyền cho tới việc kết bạn với người Đức.

Nếu bạn định ở lại làm việc, sự thành thạo ngôn ngữ sẽ giúp bạn có được lợi thế rất lớn trong thị trường lao động. Vậy bạn còn chờ gì nữa mà không bắt đầu chinh phục tiếng Đức đi? Trái với những định kiến trước kia, ngôn ngữ Đức khá là dễ học và dễ tiếp cận với những người nói tiếng Anh bản địa.

7. Các trường đại học Đức sẽ không “cưu mang” bạn đâu

Có một sự thật về trải nghiệm ở các trường cao đẳng dân lập tại Mỹ: sau khi đã nộp đủ khoảng 50.000 Đôla mỗi năm,  bạn sẽ được hưởng mọi đặc quyền “tự do”, từ những thiết bị giặt là cho tới những dịch vụ y tế trong khuôn viên trường.

Tại văn phòng cố vấn Khoa, trung tâm học bổng và các văn phòng nhà ở, luôn có những người được trả tiền để đảm bảo rằng bạn đang sống thoải mái và được tạo mọi điền kiện để nắm lấy các cơ hội. Nếu bạn bị trượt quá nhiều môn học, sẽ có một người nào đó nhận thấy và đề nghị giúp đỡ bạn.

Điều này hoàn toàn trái ngược tại Đức. Bạn tự xoay sở mọi thứ, tự chật vật để sống ở một đất nước xa lạ, tự tham gia các buổi học. Bạn chỉ có thể tự vượt qua được khi đã bắt đầu!

Mặc dù nhữg chuyên đề nghiên cứu khoa học khá tương đồng và liên quan tới lĩnh vực khoa học xã hội trong một vài cuộc thi và bài tập về nhà, thì điểm số của cả khóa học vẫn đóng vai trò quan trọng vẫn là điểm thi cuối kì hoặc thi trên giấy.

8. Ký túc xá sinh viên là một thứ gì đó rất “nhạt nhẽo”

Vài trường đại học lớn tại Đức có nhà ở cho sinh viên. Chúng chỉ có một kiểu cách duy nhất, từ những nhà nhỏ có tên gọi Studentendorf hay những tòa nhà đô thị được thiết kế dành riêng cho sinh viên. Những căn nhà này chỉ dành riêng cho một cá nhân-những người được coi là “có tinh thần thép” mới có thể ở được như vậy. Những lựa chọn này vừa không hấp dẫn, vừa không giúp bạn hòa đồng hơn với xã hội.

Thay vào đó, hãy tìm kiếm các căn  hộ ở chung, có thể được tìm thấy ở khắp nơi tại Đức với cái tên WG hay Wohngemeinschaft.

Sống ở một căn hộ WG lớn hơn với nhiều người Đức là một điều tuyệt vời để có cơ hội được gặp gỡ với người bản địa và mở rộng vòng kết nối với bạn bè của bạn trong một thời gian ngắn, nhưng điều này không áp dụng cho kĩ năng ngôn ngữ của bạn đâu  nhé.

Điều này có thể là một thử thách, bạn có thể được chọn vào căn hộ WG đầu tiên mà bạn đăng ký, hoặc bạn sẽ phải chờ hàng tháng trời. Nhưng cũng đáng để chờ đấy chứ!

9. Tất nhiên bạn không phải là người đầu tiên đi du học

Sống và học tập tại nước ngoài đòi hỏi bạn phải có trách nhiệm, và nhiều khi bạn cảm thấy như bạn đang phải chật vật và đơn độc khi đương đầu với hàng loạt các thách thức. Nhưng một khi bạn đã chấp nhận thử thách và chuyển tới Đức, có vẻ như bạn đã đi đúng đường rồi đấy!

Bất kể việc các cuộc khủng hoảng có tồi tệ đến như nào, từ việc xin visa cho tới việc mua bánh quy ở Berlin, từ việc trả các loại thuế má cho tới việc yêu đương, một người nào đó ở diễn đàn Toytown Germany đã đặt ra câu hỏi không còn nghi ngờ gì nữa và bắt đầu một cuộc thảo luận thú vị.

Thậm chí không chỉ một người mà là nhiều người cũng đã đặt ra các câu hỏi tương tụ như vậy.

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đã sử dụng chức năng tìm kiếm và đọc qua những bài viết đã có sẵn trước khi bạn hỏi han.  Một vài câu hỏi “ngớ ngẩn” sẽ là một sự thiếu tôn trọng những bài viết này. Nếu bạn sử dụng diễn đàn này một cách khôn ngoan, bạn sẽ tìm thấy kha khá những thứ hay ho đấy!

10. Lời cảnh báo cuối cùng: Có thể bạn sẽ muốn ở lại Đức cả đời đấy!

Nếu không yêu người Đức, bạn cũng sẽ yêu nước Đức thôi…

Miễn học phí? Tuyệt vời. Bạn là một người đầy hiểu biết và dũng cảm đấy, bởi bạn có thể đạt được những điều tuyệt nhất trong cuộc sống này.

Bạn sẽ chỉ “dạo chơi” tại Đức vài năm, cầm tấm bằng cử nhân, có thể sẽ làm việc một thời gian, rồi sau đó về nước và làm giàu đúng không?

Cũng có thể lắm chứ. Hoặc bạn trót lỡ “nghiện” Đức quá rồi, và sẽ phải đối mặt với hai quyết định: một là quay trở lại đất nước của mình, hai là gắn bó mãi mãi với nước Đức.

Hoặc bạn cũng có thể để văn phòng làm việc với người nước ngoài giúp, nếu bạn gặp khó khăn khi kiếm việc làm.

Dù thế nào, một khi bạn đã yêu nước Đức, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể chán ghét đất nước này cả. Bạn sẽ giống như David Bowie, người vẫn viết những bản tình ca cho Berlin từ 35 năm nay.

Nhưng có những sự thật tồi tệ vẫn luôn tồn tại. Ví như việc bạn phải nhọc nhằn trả những khoản nợ nần của sinh viên vậy.

Vì vậy hãy hiểu bạn đang làm gì-và hãy làm ngay thôi! 

Dịch và biên tập: Nguyễn Tuấn Linh

Tác giả: Caitlin Hardee - Nguồn: http://www.dw.com

 


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan