7 Bí kíp chinh phục nước Đức dành cho các bạn tân sinh viên!

7 Bí kíp chinh phục nước Đức dành cho các bạn tân sinh viên!

Bạn háo hức bắt đầu cuộc sống du học nhưng những thông tin tràn lan trên mạng quá nhiều khiến bạn trở nên rối rắm? Bạn không biết nên làm gì và không nên làm gì khi đến Đức? Liệu cuộc sống của du học sinh Đức thật sự như thế nào?

132 1 7 Bi Kip Chinh Phuc Nuoc Duc Danh Cho Cac Ban Tan Sinh Vien

1) Tìm nơi ở và đăng ký tạm trú

Việc tìm nơi ở tại Đức không quá khó khăn, nếu muốn thuê được 1 phòng trong KTX của trường thì thường bạn phải đăng ký và đợi trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng. Ở KTX có thể tiết kiệm được tiền thuê nhưng không thoải mái về thời gian đi lại và sẽ khiến bạn khó hòa đồng hơn nên du học sinh tại Đức thường tìm kiếm các căn hộ ở chung ( WG – Wohngemeinschaft ).

Sống ở một căn hộ WG với nhiều bạn bè là cơ hội tuyệt vời để bạn gặp gỡ, kết bạn và nhanh chóng quen với cuộc sống tại Đức hơn. Rất nhiều du học sinh ở WG chia sẻ rằng việc học tiếng Đức của họ cũng tiến bộ rõ rệt hơn so với khi họ ở trong KTX tại trường.

Một vài trang web mà bạn có thể tham khảo để tìm nơi ở tại Đức:

♦ wg-gesucht.de

♦ www.wg-suche.de

♦ www.vierwaen.de

Chi phí nhà ở bao gồm tiền thuê và phụ phí dao động từ 200 ~ 300 Euro, ngoài ra bạn còn phải đặt cọc cho chủ nhà khoảng hơn 100 Euro. Và đừng quên làm thủ tục đăng ký tạm trú tại Đức sau khi thuê được nhà, bạn nhé! Những giấy tờ để làm đăng ký tạm trú bao gồm: Form đăng kí tạm trú, Passport, Wohnungsgeberbescheinigung – giấy chứng nhận bạn đã chuyển vào nơi ở mới, kí bởi người cho thuê

2) Thủ tục nhập trường

Thủ tục nhập trường của từng trường khác nhau, vì vậy để tìm hiểu rõ về thủ tục nhập trường của trường mình bạn nên tham khảo trên website của trường hoặc hướng dẫn nhập học. Thông thường thì các trường đều yêu cầu các giấy tờ như sau:

♦ Thư chấp nhận của trường hoặc thư mời của giáo sư hướng dẫn

♦ Passport và ảnh

♦ Một số trường sẽ yêu cầu thêm chứng nhận đủ tiền trong tài khoản ngân hàng để theo học hoặc hợp đồng bảo hiểm

3) Gia hạn visa lần đầu (Aufenthaltserlaubnis)

Khi bạn nhận được visa du học Đức, bạn sẽ có giấy phép để nhập cư vào Đức với thời hạn chỉ 3 tháng. Vậy nên bạn phải canh thời gian tới Sở Ngoại Kiều ( Khoảng 4 -6 tuần trước khi hết hạn visa ) để xin gia hạn visa du học, những giấy tờ và số tiền mà bạn cần chuẩn bị gồm có:

Lưu ý: Bảo hiểm y tế có giá khoảng 60 Euro/năm. Bảo hiểm y tế thường bắt buộc phải mua tại nơi được chỉ định. Để biết thêm thông tin về loại bảo hiểm phải mua, bạn có thể kiểm tra thông tin tại phòng tổ chức dịch vụ sinh viên tại trường.

4) Mở tài khoản ngân hàng

Ngay khi đặt chân đến Đức, một trong những lời khuyên mà các du học sinh hay nhận được nhất là hãy mở ngay một tài khoản ngân hàng. Điều này vô cùng quan trọng bởi tại nước ngoài, mọi hoạt động mua sắm, trả tiền lương, nhận học bổng v..v… đều được giao dịch qua thẻ ngân hàng. Hơn hết, việc mang theo nhiều tiền trong người khi ở một đất nước xa lạ chưa bao giờ là ý tưởng tuyệt vời bởi nếu chẳng may làm mất, bạn sẽ không thể xoay xở được. Còn với thẻ ngân hàng, bạn đơn giản chỉ cần báo lên ngân hàng để khóa thẻ mà thôi.

Hai trong số những ngân hàng lớn nhất tại Đức là Deutsche Bank và Sparkasse thường được các bạn trẻ lựa chọn do có nhiều những chính sách đãi ngộ rất tốt dành cho học sinh, sinh viên.

5) Phương tiện đi lại

Khi làm thủ tục nhập học, sinh viên sẽ nộp một khoản tiền mà trong đó đã bao gồm tiền vé sử dụng phương tiện giao thông công cộng cho 1 học kỳ. Những phương tiện mà sinh viên dùng để di chuyển thường là xe Bus (Bushaltestelle), tàu điện (Straßenbahn) các bến đỗ nhà ga (S-Bahn : Stadtschnellbahn), tàu điện ngầm (U-Bahn : Untergrundbahn), RB (Regionalbahn), RE (Regional Express).

♦ Bushaltestelle: Được sử dụng khi di chuyển gần ( nội thành ), bạn cũng có thể sử dụng chúng để đi đến thành phố khác nhưng sẽ mất thời gian hơn nhiều. Xe bus thường đến rất đúng giờ và không chờ đợi ai cả nên bạn nên đi sớm một chút tránh trường hợp lỡ xe.

♦ Straßenbahn: Đây là loại tàu điện trên mặt đất, có tốc độ nhanh hơn xe Bus và tuyến nhất định. Các tuyến xe điện thường vươn xa tới các vùng ngoại ô đông dân cư nên nếu bạn muốn có những chuyến dã ngoại ở ngoại ô thành phố để thư giãn sau những ngày học tập vất vả thì xe điện sẽ là sự lựa chọn không tồi.

♦ S-Bahn: Hệ thống đường sắt di chuyển nhanh trong thành phố, đi trên đường ray riêng. Thời gian chờ đợi và các tuyến đường cũng tương tự như Bus và Straßenbahn.

♦ U-Bahn: Loại tàu điện di chuyển dưới lòng đất, nhanh và đi các đoạn đường xa. Vì sự tiện lợi của mình mà U-Bahn được khá đông người sử dụng tuy nhiên vào những giờ cao điểm thì việc chen chúc là không thể tránh khỏi.

♦ RB và RE: Để di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác, sinh viên thường dùng 2 phương tiện này do IC và ICE không nằm trong những phương tiện giao thông công cộng được giảm giá cho sinh viên. RB di chuyển chậm hơn và dừng ở khá nhiều điểm, còn RE thì nhanh hơn nhiều.

6) Chi phí du học

Hầu hết các trường công lập tại Đức đều miễn phí học phí dành cho sinh viên nhờ có sự trợ giúp từ chính phủ, hoặc chỉ phải đóng một khoản tiền rất nhỏ để tượng trưng. Chính vì vậy mà sinh hoạt phí mới là mối lo chính của các bạn tân sinh viên khi du học Đức.

Theo chia sẻ từ cựu sinh viên của CHD, mỗi tháng các bạn sinh viên sẽ chi khoảng 670 ~ 760 Euro tùy theo từng thành phố khác nhau. Để cân đối ngân sách và chi tiêu hợp lí, bạn nên làm trước một bảng dự kiến chi tiêu và cố gắng làm theo đúng. Ví dụ như sau:

132 2 7 Bi Kip Chinh Phuc Nuoc Duc Danh Cho Cac Ban Tan Sinh Vien

7) Về việc làm thêm

Sinh viên Việt Nam cũng như sinh viên quốc tế có thể dễ dàng tìm được các công việc làm thêm tại Đức để có cơ hội phát triển kỹ năng ngoại ngữ cũng như kiếm thêm thu nhập hàng ngày như: làm thêm tại cửa hàng đồ ăn nhanh, bán hàng siêu thị, trông trẻ, công việc tại thư viện trường, trợ giảng cho giáo sư. Hiện nay, mức lương tối thiểu trả cho việc làm thêm theo giờ tại Đức là 8.5 €/ 1 giờ.

Các bạn cũng có thể tìm việc tại trang web: jobboerse.arbeitsagentur.de. Tại trang web này các bạn chỉ cần chọn tên thành phố và lĩnh vực làm việc.

Theo duhocchd


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan