Cùng 1 ngành ở trường A có thể có giấy mời học nhưng ở trường B thì không.
Khi du học Đức các bạn thường đặt ra câu hỏi là vào ngành A hay ngành B có khó lắm không?
Để biết điều đó thì bạn hãy xem ngành đó có dán mác NC hay có Auswahlverfahren (quy trình xét tuyển) hay không.
NC hay Numerus Claurus (Aufnahmebeschränkung, Zulassungsbeschränkung) tạm hiểu nôm na là chọn lọc (theo kiểu từ trên cao xuống thấp). Đối với 1 ngành học có NC hay không là do quyết định của trường.
Cùng 1 ngành ở trường A có thể có NC nhưng ở trường B thì không.
Cái này nhà trường đặt ra để lọc chất lượng sinh viên đầu vào hoặc đơn giản là vì nhiều người đăng ký quá mà suất học (cơ sở vật chất) mà trường có thể cung cấp được lại ít.
Lưu ý: tác giả bài viết học khối T nên chỉ biết được một số ngành tiêu biểu thuộc mảng kỹ thuật và ở bậc Bachelor thôi. Bạn muốn tự tìm ngành của mình để xem nó có NC hay không thì nên lên thẳng web trường xem.
Định nghĩa Zulassungsfrei và Zulassungsbechränkt
1) „Echte“ zulassungsfreie Studiengänge:
Tạm hiểu là những ngành hoàn toàn không giới hạn suất học. Nghĩa là những ngành này sẽ nhận hết những người đăng ký có đủ điều kiện học tại Đức (có Hochschulzugangsberechtigung), điểm số không là vấn đề. Đối với những bạn học Studienkolleg thì điều kiện này là: bằng tốt nghiệp Studienkolleg, bằng tốt nghiệp tại Việt Nam và APS. Nghĩa là bạn nếu tốt nghiệp STK rồi, nộp hồ sơ vào ngành đó thì chắc chắn sẽ nhận được Zulassung từ trường.
Một số ngành tiêu biểu: Mathematik, Physik, Informatik, Elektrotechnik und Infomationstechnik, Materialwissenschaft
Lưu ý: để tốt nghiệp STK điểm tổng kết phải đạt tốt hơn 4.0 (67% đối với tiếng Đức – tương đương DSH-2 và 50% đối với các môn còn lại)
2) Zulassungsfreie Studiengänge mit Eigungsverfahren:
Tạm hiểu là những ngành không giới hạn suất học với chuẩn đầu vào. Những ngành này như tên gọi cũng không giới hạn suất học, tuy nhiên để nhận được Zulassung bạn phải vượt qua chuẩn đầu vào của ngành. Cái này có thể là điểm trung bình STK và điểm tốt nghiệp tại VN của bạn phải đạt trên 1 mức nào đó hoặc là 1 bài kiểm tra nhỏ (Eigungstest hoặc Einstellungstest).
Một số ngành tiêu biểu: các ngành ở mục 1) tại các trường lớn, Chemie
Lưu ý: đối với 1 vài trường lớn, họ thường sẽ lấy 1 mức điểm chuẩn nhất định cho tất cả các ngành (Ví dụ ở KIT, RWTH Aachen, Uni Stuttgart, số điểm này là 2.8)
3) Zulassungsbeschränkte Studiengänge:
Hay còn gọi là Numerus Claurus (NC), tạm hiểu là ngành giới hạn suất học. Thông thường trong tổng suất học thì trường sẽ dành ra 10% suất cho học sinh không đến từ EU (Nicht-EU-Bürger), nghĩa là học sinh không đến từ EU trường sẽ gom lại xét riêng nên thành ra mình không phải chọi với Đức đâu. Bạn phải trải qua 1 quy trình xét tuyển (Auswahlverfahren), trường sẽ lấy từ trên cao xuống thấp dựa theo điểm xét tuyển bao gồm:
2 yếu tố chính: thông thường chiếm từ 80% đến 90% điểm xét tuyển
Điểm tổng kết Studienkolleg
Điểm tốt nghiệp tại Việt Nam
(Hoặc điểm 2 năm đầu đại học và điểm DSH)
Các yếu tố phụ
TestAS
Bạn có học Studienkolleg tại bang đó không?
Kinh nghiệm liên quan tới ngành học (ví dụ: Vorpraktikum, kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ nghề,…)
Một số ngành tiêu biểu: Maschinenbau, Mechatronik, Wirtschaftsingenieurwesen, Bauingenieurwesen, Biologie, Achitektur
4) Zulassungsbeschränkte Studiengänge mit Eigungsverfahren:
Tạm hiểu là những ngành giới hạn suất học với chuẩn đầu vào. Để có được Zulassung của 1 ngành thế này đầu tiên thí sinh cần vượt qua chuẩn đầu vào sau đó trường sẽ dựa vào điểm xét tuyển hay quy trình xét tuyển để lấy lượng thí sinh từ trên cao xuống thấp. Đối với 1 vài trường có chuẩn đầu vào là bài thi thì cho dù bạn vượt qua bài thi này cũng chưa chắc nhận được 1 suất học.
Một số ngành tiêu biểu: Medizin, Zahnarzt, Maschinenbau
Tóm lại khi ở STK ráng học giỏi để điểm cao thì bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn
Chờ kỳ (Wartezeit) là gì?
Nhiều bạn hay nhẫm lẫn giữa chờ kỳ của học sinh Đức và học sinh Việt Nam. Đối với học sinh Đức, trường sẽ dành khoảng 20% xuất học cho những bạn điểm kém hơn 1 chút từ những kỳ trước. Bọn mình thì có hạn 2 năm phải vào đại học nên không thể chờ kỳ như thế. Chờ kỳ của tụi mình đơn giản là do ngành bạn muốn học chỉ tuyển vào kỳ đông mà vì bạn tốt nghiệp từ kì hè nên phải chờ thôi.
Làm sao để biết ngành A có NC hay không?
Mình chỉ có thể nói là cùng 1 ngành A thì thường các trường ở các thành phố nhỏ, rank thấp sẽ dễ vào hơn, đối với 1 số ngành vào Fachhochschule dễ hơn vào Uni và ngược lại. Tóm lại tốt nhất là hãy lên web trường xem điều kiện vào ngành đó là gì. Đối với những bạn vẫn chưa biết nên vào trường nào thì vào đây để xem ngành mình muốn học có ở trường nào.
Một số điều kiện khác cần lưu ý
Vorpraktikum: thực tập ngắn hạn trước Studium. Một số ngành kỹ thuật liên quan đến cơ khí (nhất là ở các Fachhochschule) thường đòi hỏi bạn phải có cái này. Bạn cũng có thể làm Vorpraktikum ở VN, không nhất thiết làm ở Đức. Nhiều bạn còn không làm mà nhờ người thân làm giấy chứng nhận cơ. Nếu bạn nộp không kịp trước khi nộp hồ sơ thì có thể xin trường nộp trong vòng 2 năm đầu.
Yêu cầu ngoại ngữ: một số ngành yêu cầu chứng chỉ tiếng anh B2 hoặc tương đương
v.v.
Những ngành NC thì học khó hơn những ngành không NC phải không?
Theo mình điều này là sai. NC hay không chỉ phụ thuộc vào số lượng học sinh muốn học ngành đó và số lượng suất học mà trường có thể cung cấp thôi, không liên quan đến độ khó của ngành học. Trường mình rank 29 thế giới ngành Physik, độ khó thì theo thầy mình nói chỉ có 10% đầu ra, nhưng nó vẫn là ngành zulassungsfrei, vì đâu có nhiều người học đâu.
Staatsexamen là gì?
Đối với 1 số ngành nghề được xem là “có ý nghĩa lớn đối với xã hội” ví dụ như: luật sư, bác sĩ, giáo viên,… thì trước khi tốt nghiệp thí sinh phải làm 1 bài thi gọi là Staatsexamen do một cơ quan có ủy quyền của chính phủ tổ chức. Bằng tốt nghiệp loại này cũng được gọi là Staatsexamen.
Nguồn: http://hotrosv.de/
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC