Một buổi sáng đẹp trời tại đường phố Nuremberg xinh đẹp của nước Đức thân thương. Đã hơn ba năm sống tại thành phố này, học tập tại ngôi trường Universität Erlangen-Nürnberg, nhưng còn rất nhiều con đường, dãy phố vẫn là điểm đến đầy thú vị và bí ẩn mà mình chưa từng được khám phá. Để nói hết về vẻ đẹp của đất nước là trái tim của Châu Âu này thì không biết bao giờ mới hết, hẹn các bạn trong những bài viết sau nhé. Còn hôm nay, vì có rất nhiều bạn nhắn tin hỏi mình Làm thế nào để đi du học Đức thành công? Vậy nên mình viết bài này để chia sẻ kinh nghiệm du học Đức thành công của chính mình, chia sẻ hành trình của một cô gái Việt Nam bình thường dám biến ước mơ du học Đức thành hiện thực.
1. Ai đủ điều kiện để đi du học Đức?
Mọi học sinh Việt Nam có thể đi du học tại Đức nếu đáp ứng được điều kiện về điểm tốt nghiệp. Các bạn cần đạt 24 điểm trở lên đối với bốn môn Toán, Văn, Anh và một môn tự chọn. Nhớ là không được môn nào dưới 04 điểmnhé. Dù bạn được 23,75 điểm tổng bốn môn hay một môn nào đó đạt 3,75 điểm cũng không được. Ngoài ra, bạn còn phải đỗ vào một trường Đại học Công lập tại Việt Nam.
Đây chỉ là những điều kiện cơ bản, các bạn đừng lo lắng quá là điều kiện khắt khe nhé. Vì ở đi du học Đức bạn nhận được rất nhiều lợi ích, đồng nghĩa với đó sẽ có rất rất nhiều học sinh cũng có cùng nguyện vọng như bạn, bởi thế chính phủ Đức mới phải thắt chặt điều kiện để đi du học như vậy.
Thêm nữa là các bạn cần phải có bằng B1 tiếng Đức trước khi bay nhé. Để đạt được bốn kỹ năng của B1 cũng mất kha khá thời gian và công sức, quan trọng nhất là phải thật chăm học. Bản thân mình học và thi trong khoảng mười tháng. Vì ngoại ngữ không phải một sớm một chiều mà giỏi, cần phải luyện tập hàng ngày, mà tiếng Đức lại là ngôn ngữ cực kỳ khó, nên các bạn phải thật cố gắng và quyết tâm.
2. Chi phí đi học tại Đức bao nhiêu?
So với du học Mỹ, Anh, Úc,…thì đối với học sinh Việt Nam, chi phí du học Đức rõ ràng là tiết kiệm và “nhẹ nhàng” hơn nhiều. Ngoài lực học ở mức trung bình khá trở lên như thế, để được Đại sứ quán cấp Visa du học Đức, chúng ta còn phải chứng minh gia đình mình có đủ năng lực về mặt tài chính.
Quan trọng nhất là bạn cần làm một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng Đức tại Việt Nam hoặc ngân hàng Việt Nam được Đức công nhận. Trong tài khoản phải để số dư là 8040 Euro trước sáu tháng. Tài khoản này sẽ phong tỏa cho đến khi bạn sang đến Đức, hàng tháng được rút ra chi tiêu phục vụ cuộc sống tại đất nước Châu Âu này.
Ngoài ra, các chi phí về ký túc xá, tài liệu học tập, bảo hiểm,…sẽ tùy thuộc vào từng trường các bạn đăng ký nhé. Nhà trường sẽ gửi bảng thu lệ phí về tận nơi cho mình, sau đó trường sẽ cấp thư mời nhập học để chúng ta hoàn thiện hồ sơ xin Visa du học Đức nhé.
Chi phí làm thủ tục xin cấp Visa sẽ khoảng 35.000.000 VNĐ, bao gồm: chi phí dịch thuật, phí thẩm tra APS (hết 60 Euro), phí phỏng vấn,… Cộng thêm tiền vé máy bay nữa khoảng 15.000.000 đến 20.000.000 VNĐ. Với các bạn đi du học nghề vì trong lúc học được hưởng lương nghề nữa nên chi phí có thể nhiều hơn. Tóm lại, các bạn nhắn gia đình chuẩn bị một khoản tiền tầm 500 triệu “làm vốn” để biến ước mơ du học Đức thành sự thật nhé.
Bạn nào chưa học tiếng Đức thì chú ý thêm cả mức chi phí học tiếng nữa nhé. Như trước đây mình đăng ký hồ sơ du học Đức tại Công ty tư vấn du học HALO, vừa xử lý hồ sơ, vừa học tiếng Đức tại trung tâm luôn nên khi có bằng B1 cũng là lúc hồ sơ hoàn thiện, chờ xin Visa khoảng hai tuần và sẵn sàng bay luôn. Phí học tiếng Đức trong một năm đó chỉ 24 triệu đồng, mình thấy rẻ hơn nhiều so với các trung tâm khác, họ thường kéo dài khóa học ra mà học lại không hiệu quả.
3. Các bước cần chuẩn bị trước khi đi du học
Chuẩn bị hồ sơ đi Du học Đức là một quá trình dài hơi, đòi hỏi mỗi học sinh phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin của mình cho nhà trường, Đại sứ quán để được cấp Visa Du học tại Đức.
Đầu tiên các bạn tìm kiếm trường đại học/ cao đẳng/ cao đẳng nghề phù hợp với bản thân. Các tìm rất đơn giản, chỉ cần lên Google, định hình bang bạn muốn sinh sống và học tập. Search theo từ khóa đại học tại bang… (hoặc bằng tiếng Đức, ví dụ là Uni Leizig, Uni Berlin hay Hochschulen in Leipzig). Tiếp đó, các bạn vào phần Studienangebot trong trang web của các trường xem có ngành mình thích hay không. Một cách tìm kiếm khác theo ngành học đó là các bạn tìm từ khóa tên ngành và bang mình muốn sống. Ví dụ: BWL Studiengang in Deutschland. Sau khi xem các ngành học, các bạn nên xem tiếp ngành nào không giới hồ sơ (Kein NC), vì như thế, các bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để nhận được Zulassung.
Tiếp theo, các bạn chuẩn bị bộ hồ sơ mang lên Đại sứ quán Đức để thẩm tra APS. Thẩm tra APS là một phần thủ tục để Đại sứ quán đánh giá năng lực của mình. Tức là phải qua được bài thẩm tra này, bạn mới được cấp chứng chỉ có đủ khả năng về học lực và ngôn ngữ để học tập tại bất cứ trường nào bên Đức. Các bạn có thể search từ khóa Hướng dẫn cách tự làm Visa du học Đức nhanh chóng hoặc vào đọc bài viết này https://duhochalo.com/tu-lam-visa-du-hoc-duc/, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết và “đúng quy trình” luôn.
Sau khi đã xác nhận được trường mình muốn học và có chứng chỉ APS, các bạn hãy liên hệ với nhà trường thông qua mục tuyển sinh/đăng ký nhập học, nhà trường sẽ hướng dẫn bạn cụ thể về quy trình cũng như các giấy tờ. Đi kèm với đó là các khoản tiền cần đóng cho nhà trường. Các bạn yên tâm là đóng tiền xong sẽ có Thư mời nhập học sớm nhé.
4. Cần chuẩn bị các giấy tờ gì?
Dù là du học Đại học Đức, du học cao học Đức hay là du học nghề Đức, một bộ hồ sơ của các bạn cần phải đầy đủ các loại giấy tờ sau, nếu không đầy đủ Đại sứ quán sẽ bị trả lại, việc xin visa của bạn sẽ gặp khó khăn. Hồ sơ bao gồm:
- Hộ chiếu còn giá trị.
- Các giấy tờ tùy thân như Giấy khai sinh, chứng minh thư, sổ hộ khẩu, xác nhận thu nhập của bố mẹ.
- Bảng điểm THPT, Đại học, bản tóm tắt quá trình học tập, công tác.
- Bản chứng nhận APS.
- Giấy báo nhập học của trường, cơ sở đào tạo.
- Hai bản Tờ khai xin cấp Visa dài hạn theo mẫu: http://www.vietnam.diplo.de/contentblob/4463616/Daten/5139293/150217_Langzeitvisumantrag.pdf
- Hai ảnh mới chụp 03×04, phông nền trắng.
- Chứng minh tài chính: Giấy cam kết bảo lãnh, giấy chứng nhận tài khoản Phong tỏa với số tiền tối thiểu là 8040 Euro tại ngân hàng Đức tại Việt Nam hoặc ngân hàng Việt Nam được chấp nhận tại Đức.
Trong quá trình xin cấp Visa du học Đức, nhân viên làm hồ sơ tại Đại sứ quán Đức sẽ thông báo cho bạn cụ thể thời gian và lịch hẹn theo đúng quy trình, nhưng thông thường thời gian xin Visa sẽ mất khoảng bốn tuần. Các bạn chú ý mang theo giấy biên lai thu tiền khi đến nhận Visa đã được cấp thành công nhé.
5. Sau khi nhận được Visa du học Đức cần làm gì?
Được cầm trên tay tấm Visa của Đại sứ quán cấp cho là giây phút vô cùng khó diễn tả thành lời. Cảm giác như mình đã chạm được vào ước mơ của mình bấy lâu nay. Chỉ cần mua thêm vé máy bay khoảng 15.000.000 đến 20.000.000 VNĐ là mình có thể đặt chân đến nước Đức thân thương rồi. Một mẹo nữa là các bạn cố gắng mua vé trước vài tháng để chi phí vé may bay không quá đắt nhé.
Ngoài ra, vì sang Đức bạn vẫn cần phải học tiếng để lấy chứng chỉ bằng tiếng Đức B2 thế nên khi có Visa rồi các bạn cứ chăm chỉ tiếp tục học tiếng Đức nhé. Mình càng giỏi tiếng, sang bên đó càng dễ hòa nhập và có nhiều cơ hội việc làm thêm chất lượng cao.
Còn vài ngày nữa là bay sang xứ người, các bạn tranh thủ ăn hết các món ngon ở Việt Nam, đi thăm thú hết các địa danh chưa được đi, gặp gỡ bạn bè người thân nhé. Vì sang đó sẽ nhớ hương vị Việt Nam lắm, nhớ mọi người lắm. Nhưng vì ước mơ, vì đam mê, mọi nỗi nhớ nhà đó sẽ trở thành động lực để mình tiếp tục phấn đấu, cố gắng học tập và làm việc thật tốt tại nước Đức xa xôi.
Kết
Sau cùng, các bạn cần tự trả lời câu hỏi: Mình có thực sự muốn đi du học Đức hay không? Muốn đến đất nước hiện đại, văn minh, phát triển hàng đầu thế giới này không? Muốn được học tại một nền giáo dục chất lượng mà miễn học phí, chi phí tiêu dùng không đắt đỏ, được đi làm thêm ở ngoài, con người thân thiện hay không?
Đó là kinh nghiệm du học Đức của mình, cảm ơn các bạn đã đọc đến dòng cuối cùng này. Chúc các bạn sớm hoàn thành ước mơ du học Đức của mình nhé. Glück!
Cám ơn những chia sẻ rất tuyệt vờ của bạn Nguyễn Phương Thảo về kinh nghiệm du học Đức. Chúc bạn luôn may mắn và gặp nhiều thành công trong cuộc sống.
Nguồn: Duhochalo.com
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC