Du học sinh vẫn thường gọi món này với cái tên ưu ái: “đồ ăn quốc dân”. Chỉ cần 3 phút, vừa ngon vừa rẻ, chắc hẳn trong những năm tháng đại học bất cứ ai đều không thể thiếu chúng. Và kể cả khi xách vali sang nước ngoài du học, cũng không thể không mang theo.
Những ngày đầu du học là ngày tháng khó khăn nhất đối với du học sinh. Shock văn hóa, shock ngôn ngữ, đồ ăn không hợp và tỉ thứ khác…; nhưng nếu vượt qua được thì bạn sẽ có những ngày tháng du học thật ý nghĩa. Nhưng cũng khiến những ngày này trở thành cơn ác mộng mà nhiều người không chịu được phải bỏ về nước.
Nói về mì tôm thì Tây và ta đều có, mì tôm với người nước ngoài không phổ biến như nước mình nên khu bán mì tôm cũng khá ít. Mà du học sinh Việt có thể ăn không quen nên thường chọn cho mình mì Việt có thể do: Có một chút gì đó “quê nhà” đâu đây, ăn mì Việt quen từ nhỏ rồi nên giờ ăn mì Tây vị “nhạt toẹt” không ăn được, hoặc có thể mì Tây đắt hơn… Nói gì thì nói chứ tôi vẫn thấy “diện tích sàn nhà” dành cho mì tôm không hề ít, nếu không muốn nói là rất nhiều. Bởi có nhiều sinh viên Việt ở đây chọn mì tôm là thứ đồ ăn quen thuộc hằng ngày.
Bạn có nghĩ là nguyên nhân đâu mà ăn tới 3, 4 gói mì mỗi ngày?
Chắc là do lười?
Nếu mà trả lời là: “Không” thì không đúng đâu! Có thể một vài nguyên nhân dẫn tới “sự lười” này như : Việc học quá căng thẳng. Ở bên này việc học không hề nhẹ nhàng như mọi người nghĩ, có thể sinh viên nước ngoài họ cảm thấy dễ dàng nhưng riêng với người Việt thì không ( vì bất đồng ngôn ngữ là nguyên nhân chính). Nhiều khi ăn một mình nên việc lười nấu ăn cũng không thể phủ nhận. Có nhiều bạn chưa biết đó là vì ăn một mình nên đa số du học sinh nơi đây bỏ qua cả bữa ăn sáng trưa mà thay vào đó là mì tôm, một chút bánh mì…
Ngoài ra còn một vài nguyên nhân như: Mì tôm là món ăn rất rẻ!!!
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC